Công ty dược phẩm LH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Cẩm nang sức khỏe
    • Khỏe và đẹp
    • Sức khỏe bà mẹ
    • Sức khỏe gia đình
    • Sức khỏe trẻ em
  • Hệ thống phân phối
  • Mua hàng Online
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Một số yếu tố hỗ trợ cho sự tiết sữa

Sữa mẹ là thức ăn duy nhất cho trẻ, không cho trẻ ăn thêm bất kỳ một loại sữa gì cũng như bất kỳ thức ăn nào khác kể cả nước hoa quả, nước cháo, nước cơm… Để đảm bảo trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ từ 4 đến 6 tháng sau khi sinh thì việc chăm sóc sức khỏe cho người mẹ là vô cùng quan trọng.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý là những yếu tố không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe bà mẹ mà còn đảm bảo cho trẻ có nguồn sữa dồi dào và đủ dinh dưỡng cho trẻ. Để các mẹ có thêm những kiến thức về dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý, chúng tôi xin cung cấp một số các chế độ và lưu ý sau:

1. Ăn uống

Từ khi mang thai đến lúc đẻ trong vòng 9 tháng, người mẹ có thể tăng cân trung bình 12kg, 3 tháng đầu tăng 1kg, 3 tháng giữa tăng 5kg và 3 tháng cuối tăng 6 kg. Chính vì thế, việc bổ sung thức ăn cho người mẹ trong thời gian có thai và cho con bú là rất cần thiết để đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường và người mẹ có khả năng tiết nhiều sữa. Trong giai đoạn này, người mẹ cần ăn uống bổ dưỡng hơn lúc bình thường.

Ở nước ta, khẩu phần bổ sung chủ yếu là gạo, nếu thức không có đủ nguồn protein động vật thịt, cá, trứng, sữa thì thay bằng đậu đỗ. Ăn thêm rau xanh và hoa quả chin để cung cấp vitamin A và chất sắt. Hàng ngày nên ăn những thức ăn thuộc nhóm thực phẩm sau đây:

  • Đạm: cá, thịt heo, thịt gà, thịt vịt, đậu phộng, các loại đậu hạt khác (đậu xanh, đen, đỏ…).
  • Rau quả: các loại rau lá xanh và các loại rau củ có màu vàng hoặc màu đỏ (rau diếp, bông cải, đậu hà lan, bí đỏ, khoai…)
  • Trái cây, nước ép trái cây : cam, bưởi, chanh, chuối, đào, lê…
  • Ngũ cốc : cơm gạo, bánh mì, khoai
  • Sản phẩm từ sữa : sữa bò hay sữa động vật và các sản phẩm từ sữa: bơ, fromage…không thích uống sữa bò thì có thể thay thế bằng sữa đậu nành.

Không nên dùng:

  • Thực phẩm có nhiều đường, mỡ như : bánh ngọt, bánh rán, kẹo, sữa nguyên kem, kem sữa.
  • Thực phẩm có nhiều protein, nhiều mỡ : thịt mỡ, thức ăn nhanh.

Một số món ăn cổ truyền như cháo chân giò, gạo nếp, các bà mẹ thường ăn đều có tác dụng tốt. Khi cho con bú chỉ cần nên hạn chế các loại gia vị vì gây mùi khó chịu, trẻ bú kém. Hằng ngày nên chú ý uống thêm nước hoa quả, nước đun sôi để nguội nhất là mùa hè.

2. Lao động hợp lý

Trong thời gian có thai và cho con bú người mẹ không nên làm việc quá sức, mệt mỏi dễ gây sảy thai, đẻ non. Cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý trước đẻ và sau đẻ để thai nhi phát triển và người mẹ có khả năng phục hồi sức khỏe và cho con bú.

3. Tinh thần thoải mái

Những bà mẹ sống thoải mái, ít lo lắng, ngủ tốt, tin tưởng mình có đủ sữa thì vú sẽ tiết nhiều sữa.

4. Hạn chế dùng thuốc.

Khi cho con bú nên hạn chế dung thuốc vì một số thuốc qua sữa dễ gây ngộ độc cho trẻ. Các thuốc tránh thai có Oestrogel, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid có thể làm giảm sự tạo sữa.

5. Sinh đẻ có kế hoạch

Những bà mẹ đẻ nhiều, đẻ dày, sức khỏe giảm sút đều ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

admin - 11/09/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Mẹ ít sữa , Những điều cần biết sau khi sinh

Bài viết liên quan

  • Những nguyên nhân khiến mẹ mất sữa
  • Mẹ bị cạn sữa, phải làm sao?
  • 10 sai lầm thường gặp trong thời gian ở cữ
  • Chế độ nghỉ ngơi trong tháng đầu sau khi sinh
  • Nguyên tắc dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
Thông tin hữu ích
  • Thường xuyên nhức mỏi chân tay là bệnh gì?
  • Tiểu nhiều lần ở nữ giới
  • Mẹo làm xẹp mụn bọc hiệu quả
  • Thoái hóa đốt sống sổ là gì?
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Hệ thống phân phối
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Bản quyền © 2020 · Yduoclh.com

Thiết kế bởi caia.vn