Công ty dược phẩm LH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Cẩm nang sức khỏe
    • Khỏe và đẹp
    • Sức khỏe bà mẹ
    • Sức khỏe gia đình
    • Sức khỏe trẻ em
  • Hệ thống phân phối
  • Mua hàng Online
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Những điều chưa biết khi cho con bú

Sau khi sinh và trong giai đoạn cho con bú, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi so với trước. Nhiều người có những kiêng khem hơi quá hoặc có cảm giác bất ổn về tâm lý. Dưới đây là 6 điều có thể bạn chưa biết khi cho con bú.

>> Hướng dẫn cho con bú đúng cách | Làm sao để biết bé bú đủ sữa mẹ ?

 

 

1. Bạn không cần ăn nhiều như bạn vẫn tưởng

“Cơ thể có khả năng tạo ra nguồn sữa mẹ hoàn hảo”, T.S. Laura Viehmann, giảng viên Nhi khoa tại trường y Warren Alpert, thuộc đại học Brown, Providence, Mỹ khẳng định.

Ăn nhiều chỉ giúp bạn tròn quay chứ thực chất không ảnh hướng tới việc sản xuất sữa. Do vậy, bạn đừng cảm thấy tội lỗi với con vì hôm nay ăn ít hơn hôm qua một bát cơm, hay chẳng may ăn hết 2 gói bim bim một lúc.

Bạn chỉ cần tăng lượng rau trong bữa ăn là có thể cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất. T.S. Laura Viehmann cũng cho biết việc nhâm nhi 1 cốc cà phê hay thi thoảng uống một cốc rượu cũng không ảnh hưởng tới việc sản xuất sữa.

Chỉ lần lưu ý nhỏ, sau khi uống nước có cồn, ít nhất 1 tiếng sau mới cho con bú.

2. Có những cơn co thắt ở vùng bụng

Thỉnh thoảng khi cho con bú bạn có thể thấy vùng bụng dưới đau nhẹ. T.S., bác sĩ Nhi khoa Laura Jana, cho biết: “Khi cho con bú, cơ thể tiết ra hormone oxytocin để khích thích sữa chảy về đầu vú đồng thời khích thích tử cung co bóp, giảm nguy cơ xuất huyết tử cung”. Vì vậy, đây là dấu hiệu tốt, cho thấy cơ thể bạn đang hồi phục tự nhiên sau khi sinh.

Một vài chuyên gia cho rằng càng những lần đẻ sau, các cơn co sẽ càng nhiều hơn khi cho con bú vì tử cung của bạn càng to sau mỗi lần mang bầu.

3. Sữa mẹ trông không giống sữa bò

Thậm chí, sữa mẹ còn thay đổi theo từng giai đoạn vì thành phần sữa thay đổi theo nhu cầu dinh dưỡng của em bé. Ban đầu, sữa mẹ dính, màu vàng nhạt, lúc này gọi là sữa non và chứa nhiều protein.

Vài ngày sau, sữa non được thay thế bằng sữa mẹ thông thường. Thời điểm này, nếu bạn để sữa vào tủ lạnh, sẽ thấy sữa chia thành 2 phần:

– Foremilk: mỏng, lỏng, màu trắng xanh cực nhạt, thường ở dưới đáy bình.

– Hindmilk: dày hơn, đặc hơn và nhiều chất béo hơn. Có phần đặc nhất như váng sữa, ở trên bề mặt.

4. Ít ham muốn tình dục hơn

“Lượng estrogen có xu hướng giảm ở những phụ nữ đang cho con bú, khiến họ khô âm đạo, ít ham muốn hơn lúc trước” – Jessica Goldman, một điều dưỡng viên ở Brooklyn cho biết. Ngoài ra, cảm giác đau ngực, ngại ngùng sữa sẽ chảy ra nếu bị chồng kích thích cũng khiến họ bớt hứng thú với chuyện chăn gối.

Đây là lúc các quý ông nên chú ý tới những điểm khác trên cơ thể của vợ. Mọi thứ cần được tiến hành chậm rãi, thư giãn. Các bà vợ nên nói cho chồng biết mình thích gì, không thích gì khi “vào cuộc”. Có thể “chống chỉ định” vùng ngực với chồng hay mặc áo ngực để tránh sữa tràn ra khiến bạn ngượng ngùng.

5. Bạn cảm thấy cực buồn chán

Việc cho con bú sẽ lấy của bạn ít nhất 1 tiếng đồng hồ. Cứ lặp đi lặp lại ngày 8 – 12 lần mỗi ngày.

Ban ngày bạn có thể “lượn lờ” facebook, hay “tha thẩn” ở các trang mua bán online để bớt buồn chán lúc cho con bú.

Nhưng đêm đến là cả vấn đề. Bạn phải cho bé bú mà không được bật tivi hay bật đèn. Vì bé cần nhận biết sự khác biệt giữa đêm và ngày. Còn bạn thì ngáp ngắn ngáp dài, có khi ngủ béng lúc nào không hay.

6. Ngực bị đau

Thời gian đầu khi cho con bú, ngực của bạn sẽ bị đau. Nhưng nếu đau tức quá lâu hoặc đầu vú bạn bị tổn thương (nứt, chảy máu) thì bạn nên đi bác sĩ thăm khám. Có thể bạn bị tắc tia sữa hoặc nứt mào gà.

Ngoài ra, nếu bạn không biết sử dụng máy hút sữa đúng cách, chúng cũng làm cho bạn bị đau. Không phải cứ tăng nấc là bạn sẽ tiết kiệm thời gian hút sữa. Bạn nên cài chế độ từ nhẹ đến mạnh để tránh làm tổn thương ngực.

admin - 25/08/2017
★★★★★★
Chia sẻ

Bài viết liên quan

  • Phải làm gì khi bị trĩ sau sinh?
  • U nang buồng trứng ở trẻ em: cha mẹ cần cảnh giác
  • Cẩm nang bà bầu: Dinh dưỡng cho mẹ một thai kỳ khỏe mạnh
  • Bà bầu 3 tháng cuối bị bệnh trĩ có nguy hiểm không
  • Táo bón khi mang thai : Vì sao không nên chủ quan ?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
Thông tin hữu ích
  • Thường xuyên nhức mỏi chân tay là bệnh gì?
  • Tiểu nhiều lần ở nữ giới
  • Mẹo làm xẹp mụn bọc hiệu quả
  • Thoái hóa đốt sống sổ là gì?
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Hệ thống phân phối
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Bản quyền © 2020 · Yduoclh.com

Thiết kế bởi caia.vn