Công ty dược phẩm LH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Cẩm nang sức khỏe
    • Khỏe và đẹp
    • Sức khỏe bà mẹ
    • Sức khỏe gia đình
    • Sức khỏe trẻ em
  • Hệ thống phân phối
  • Mua hàng Online
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Những thực phẩm cần tránh khi đau dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng có liên quan trực tiếp đến chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Để hạn chế sự phát triển của bệnh bạn cần chú ý tránh sử dụng các loại thực phẩm dưới đây.

Những thực phẩm cần tránh khi đau dạ dày 1

Đồ uống kích thích, gia vị cay nóng:

Cụ thể như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, gừng khô, cà ri, các loại thực phẩm nướng; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, các loại cá khô, mắm mặn; cũng nên hạn chế bột ngọt vì đó là một loại acid.

Thực phẩm mang tính hàn hoặc đồ lạnh:

Cụ thể như cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò… Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm ướp quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi; nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C – 30°C.

Thực phẩm nhiều acid:

Cụ thể như chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri, dưa muối các loại, cà chua, giấm ăn, mù tạt… Các loại nước trái cây có acid, nước có gas; lưu ý là nếu sau khi ăn hải sản mà lại ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, acid tactric (như: cam, quýt, bưởi, nho…) thì không những làm mất đi chất dinh dưỡng mà còn sinh ra chất độc hại, gây khó tiêu hóa, kích thích đường ruột gây đau bụng, nôn ọe.

Các loại nấm:

Nói chung tất cả các loại nấm, kể cả nấm làm thuốc. Nhất là các loại nấm còn non, mới nhú chồi (kể cả nấm rơm, nấm hương) vì ở trong nấm non có chất phalin rất độc chưa bị hủy, có thể làm tổn thương dạ dày.

Trứng chưa chín hoặc quá chín:

Trứng chưa chín hoặc quá chín: 1

Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các chất protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu, vậy nên chiên (rán) hoặc luộc vừa chín tới là tốt nhất.

Thực phẩm khó tiêu, nhiều chất xơ:

Cụ thể như củ cải già, rau cần, rau hẹ, các loại rau đậu già, đậu khô, khoai môn… Nếu dùng chỉ nên lấy nước bỏ cái hoặc cắt nhỏ, vụn, xay nhuyễn để nấu chín nhừ.

Một số loại củ, rễ:

Cụ thể như măng, khoai mì vì chúng có một hàm lượng acid cyanhydric là chất độc hại cho dạ dày.

admin - 10/04/2014
★★★★★★
Chia sẻ
Sản phẩm liên quan

An dạ dày LH

An dạ dày LH - Hỗ trợ điều trị trong các trường hợp loét dạ dày, đại tràng, tá tràng cấp và mãn tính, đầy bụng ợ hơi, ăn uống không tiêu.

Cách sử dụng: Ngày uống 2-3 lần trước ăn 30 phút, mỗi lần 3 viên Mỗi đợt dùng từ 1 đến 3 tháng để đạt kết quả tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm: Bệnh đau dạ dày , Viêm loét dạ dày

Bài viết liên quan

  • Điều trị viêm loét dạ dày cho phụ nữ mang thai
  • Chữa khỏi viêm loét dạ dày nhờ thảo dược
  • Người mắc bệnh đau dạ dày giảm cân như thế nào?
  • Ung thư dạ dày, dấu hiệu và các giai đoạn phát triển
  • Phân biệt bệnh đau dạ dày cấp tính và mãn tính

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Cach tri viem lo chan long tai nha
Thông tin hữu ích
  • Bà bầu nên ăn gì
  • Đi tiểu nhiều lần và giải pháp
  • Viêm amidan cấp tính là gì
  • Viêm đường tiết niệu và cách trị
  • Đột quỵ não và hậu quả gây ra
  • Tìm hiểu về viêm đại tràng
  • Chứng viêm xoang ở trẻ
Website hữu ích
  • Mẹo chữa tiểu buốt tiểu rắt
  • Giải độc gan
  • Máy đo huyết áp Omron
  • Procare Việt Nam
kem tri cham sua hieu qua
khuong thao dan cam ket hoan tien
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Hệ thống phân phối
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Bản quyền © 2020 · Yduoclh.com

Thiết kế bởi caia.vn