Công ty dược phẩm LH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Cẩm nang sức khỏe
    • Khỏe và đẹp
    • Sức khỏe bà mẹ
    • Sức khỏe gia đình
    • Sức khỏe trẻ em
  • Hệ thống phân phối
  • Mua hàng Online
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Phân loại viêm dạ dày cấp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp. Nhưng dựa theo yếu tố phát sinh, viêm dạ dày cấp được chia ra làm 2 loại chính là viêm dạ dày cấp do ngoại sinh và viêm dạ dày cấp do nội sinh.

http://thuocbaotu.com/public/files/editor-upload/07_2013/viem-da-day-cap-tinh-2.jpg

Viêm dạ dày cấp do ngoại sinh

Viêm dạ dày cấp do ngoại sinh, như: virus, vi khuẩn (ngày nay, người ta tìm thấy được vai trò của vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP) gây viêm loét dạ dày có thể gây ung thư dạ dày).

Người bệnh ăn thức ăn nóng, cứng, khó tiêu, nhai không kỹ, hoặc bị nhiễm độc do tụ cầu, Ecoli, rượu, chè, cà-phê. Người bệnh dùng lâu ngày các loại thuốc uống có hại cho dạ dày như thuốc aspirin, thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid, các chất ăn mòn, các kích thích nhiệt, dị vật…

Viêm dạ dày cấp do nội sinh

Viêm dạ dày cấp do nội sinh thường do đường máu trong các bệnh nhiễm trùng cấp. Stress nặng, bỏng nặng, chấn thương, sau cuộc mổ lớn, sốc, tia xạ trong điều trị các bệnh ung thư… là những yếu tố có thể làm dạ dày tăng tiết axit (chất chua có trong dịch vị), đồng thời làm giảm sự sản xuất các chất đệm, giảm lượng máu lưu thông đến dạ dày làm cho chất axit ứ đọng trong lòng dạ dày, dẫn đến tổn thương niêm mạc dạ dày.

Điều trị viêm dạ dày cấp

Để điều trị viêm dạ dày cấp, người bệnh phải ngưng ngay việc sử dụng các chất tác hại. Cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống sao cho giảm các yếu tố kích thích dạ dày.

  • Thức ăn phải loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn. Lúc đầu, nên ăn những thức ăn loãng; sau đó, người bệnh có thể dần dần ăn những thức ăn đặc hơn.
  • Nếu người bệnh nôn nhiều, bị mất nước, cần được bù nước điện giải bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Dù bệnh đã ổn định nhưng người bị viêm dạ dày cấp tính vẫn phải kiêng những món gây kích thích làm thương tổn niêm mạc dạ dày, như: rượu, bia, ớt, tỏi, hành…
  • Kiêng thịt mỡ, bơ và những món ăn có dầu mỡ vì đây là những món rất khó tiêu, buộc dạ dày phải tăng co bóp. Cũng nên hạn chế dùng các thức ăn, đồ uống như sữa đậu nành, đậu phộng, đường mía, sữa bò, nước giải khát có gas… vì đây là các món ăn gây đầy hơi.
  • Nếu tuân theo chế độ điều trị tốt, sức khỏe của hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày cấp cải thiện rất nhanh, bệnh nhân có thể sớm trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
  • Ngược lại, bệnh có thể diễn tiến xấu đi, từ cấp tính chuyển sang mạn tính, gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
  • Ăn uống điều độ, hợp lý, tránh dùng nhiều thuốc kháng viêm, không uống nhiều rượu, bia, không để bị stress… là cách phòng bệnh viêm dạ dày hiệu quả nhất.
admin - 07/03/2014
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Viêm loét dạ dày

Bài viết liên quan

  • Tổng hợp các câu hỏi về bệnh viêm loét dạ dày
  • Viêm loét dạ dày: Những biến chứng nguy hiểm
  • Điều trị viêm loét dạ dày cho phụ nữ mang thai
  • Chữa khỏi viêm loét dạ dày nhờ thảo dược
  • Người mắc bệnh đau dạ dày giảm cân như thế nào?

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
Thông tin hữu ích
  • Thường xuyên nhức mỏi chân tay là bệnh gì?
  • Tiểu nhiều lần ở nữ giới
  • Mẹo làm xẹp mụn bọc hiệu quả
  • Thoái hóa đốt sống sổ là gì?
Website hữu ích
  • Viên uống Gastosic giải pháp cho người Việt trào ngược, viêm loét dạ dày
  • Máy đo huyết áp Omron bán chạy nhất toàn cầu 2022
  • Procare Việt Nam
  • Nacurgo băng vết thương dạng xịt!
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Hệ thống phân phối
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Bản quyền © 2020 · Yduoclh.com

Thiết kế bởi caia.vn