Da của trẻ sơ sinh rất mỏng manh, yếu ớt. Nếu bạn không biết cách chăm sóc cẩn thận, trẻ sơ sinh rất dễ bị hằn những vết hăm xấu xí trên da. Và phần lớn các bậc cha mẹ luôn tìm cách phòng tránh hiện tượng bị hăm tã ở trẻ. Dưới đây, yduoclh xin giới thiệu với các bậc cha mẹ những biện pháp giúp ngăn ngừa hăm tã ở trẻ sơ sinh hiệu quả.
1. Nguyên nhân khiến bé bị hăm tã
Nguyên nhân gây ra hiện tượng hăm tã ở trẻ sơ sinh rất nhiều, nhưng dưới đây là một số thủ phạm gây hăm tã phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh.
Da bé bị ẩm ướt: Các bậc cha mẹ luôn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng hút ẩm của những chiếc bỉm khi dùng cho bé như những quảng cáo về nó, điều này hoàn toàn sai lầm, bởi vì, ngay cả những chiếc bỉm có khả năng hút ẩm cao cũng có thể gây ra ẩm ướt cho vùng da của bé. Nếu trẻ bị ẩm ướt trong thời gian dài, nó sẽ là cơ hội cho vi khuẩn trong phân kết hợp với nước tiểu sẽ gây nên tình trạng hăm tã ở bé. Tình trạng ẩm ướt tại vùng hậu môn liên quan với số lần đi tiêu của bé trong ngày.
Da bé bị chà xát với bỉm : Da bé bị trà sát vào bỉm cũng là một nguyên nhân gây gây hăm tã ở trưe sơ sinh, đặc biệt là với trẻ sơ sinh, trẻ rất nhạy cảm với hóa chất như hương thơm trong bỉm hay do chất tẩy rửa mẹ dùng giặt tã. Da trẻ sơ sinh mỏng manh nên ít có khả năng chống đỡ với chất gây viêm và sẽ dễ bị hăm tã hơn trẻ lớn tháng.
Đồ ăn lạ: Hiện tượng trẻ sơ sinh bị hăm rã do đồ ăn lạ phổ biến nhất là khi trẻ bắt đầu ăn dặm. Thức ăn mới lạ làm thay đổi thành phần của phân bé, khiến cho bé đi ị nhiều hơn bình thường. Hiện tượng trẻ bị hăm tã có thể tồn tại lâu mà cha mẹ không biết được là do vị trí xung quang hậu môn ít được cha mẹ chú ý tới.
Trẻ bị nhiễm trùng: Đây cũng là một trong những nguyên do khiến trẻ bị hăm tã. Làn da của trẻ nếu không được giữ khô mà luôn trong tình trạng ẩm ướt thì là điều kiện và cơ hội cho vi khuẩn phát triển, làm cho da trẻ bị nhiễm trùng.
2. Biện pháp ngăn ngừa hăm tã hiệu quả ở trẻ sơ sinh
Để ngăn ngừa chứng hăm tã hiệu quả, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số điểm sau đây:
- Không nên để bé mang hay dũng tã ướt hay tã bẩn quá lâu, như vậy sẽ không tốt cho da của bé.
- Nên thay tã thường xuyên cho bé. Các chuyên gia nhi khoa khuyên rằng khoảng 4 tiếng thì nên thay tã một lần, và thay ngay sau khi trẻ đi ngoài.
- Cần lau sạch khi bé đi vệ sinh bằng khăn giấy chuyên dụng để tránh sự tích tụ vi khuẩn và cho bé để da trần 15 phút, đảm bảo da trẻ đã sạch sẽ và khô ráo hoàn toàn trước khi tiếp tục thay tã mới.
- Không được chà xát mông trẻ, cha mẹ chỉ nên dùng một cái khăn mềm và lau nhẹ nhàng.
- Nên sử dụng loại tã thông thoáng và mềm mại cho bé để tránh bị hăm da
- Ngoài ra, bạn có thể bôi kem chống hăm khi làn da bé khô ráo, sau đó mới mặc tã.
- Từ bỏ thói quen quấn trẻ quá chặt ngay cả khi là mùa đông vì thói quen quấn kín mít cho trẻ khiến các bé đổ mồ hôi dễ làm cho bé bị hăm tã ngay cả ở trong mùa lạnh.
- Nên xoa lớp kem hoặc dầu mỏng để tạo màng bảo vệ cho trẻ đặc biệt là các vùng da nhiều nếp gấp như kẽ mông, bẹn, đùi. Ngoài ra, cần tránh không để nước tiểu và phân ngấm vào da bé. Không nên xoa phấn rôm bởi phấn chỉ có tác dụng hút ẩm, nhưng lại làm bít tắc lỗ chân lông khiến bé càng dễ bị hăm.
- Nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu dị ứng với xà phòng và các chất tẩy rửa khi giặt tã, các mẹ nên tìm cách hạn chế điều này, có thể là nên ngâm tã thật kỹ bằng nước nóng, giặt kỹ và xả nước thật kỹ khi bạn giặt tã cho trẻ, và bạn cũng có thể nghĩ nên thay loại bột giặt đó.
Nếu bé có dấu hiệu bị hăm da nặng, bạn nên đưa bé tới gặp Bác Sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn.
Nguồn: dinhduong