Táo bón là bệnh thường gặp trong thai kỳ. Tuy nhiên không phải vì thế mà các bà bầu chủ quan, vì bà bầu bị táo bón lâu ngày có thể dẫn đến bệnh trĩ, gây cho bà bầu nhiều khó chịu hơn nữa.
Táo bón trong thai kỳ khá là thường gặp, khoảng 50% mẹ bầu tới gặp bác sĩ than phiền về tình trạng táo bón. Các nguyên nhân chính dẫn đến táo bón bao gồm:
- Uống viên sắt để bù sắt
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Giảm hoạt động thể lực
- Sự chèn ép của thai và yếu tố tâm lý
Những hoocmon thay đổi. Ví dụ như em bé có thể nằm yên được trong tử cung của người mẹ là vì có những hoocmon làm cho tử cung không gò, không co thắt vô hình chung nó cũng là cho hệ tiêu hóa của thai phụ co thắt kém. Hệ tiêu hóa co thắt kém có lợi là giúp thai phụ hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn tuy nhiên nó lại có 1 tác dụng ngược lại là làm cho thai phụ bị táo bón.
Táo bón không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của bà bầu mà còn khiến cho phụ nữ mang thai luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu thậm chí còn làm tăng nguy cơ sảy thai.
Xem thêm:
1. Ăn thêm nhiều chất xơ
Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxy hóa, chất xơ là lựa chọn hàng đầu giúp các bà bầu bị táo bón.
Cả hai loại chất xơ hòa tan và không hòa tan đều có ảnh hưởng tích cực. Lượng chất xơ được khuyến cáo hàng ngày là 20 đến 25 gram trong thai kỳ.
Một số loại rau xanh, trái cây đặc biệt hiệu quả với chứng táo bón của bà bầu
- Rau lang
- Rau mồng tơi
- Thanh long
- Khoai lang
- Bưởi
- Đu đủ chín
- Chuối chín vàng
2. Uống nhiều nước
Nước có tác dụng kích thích đi tiêu và cho bạn kết quả tốt trong vòng vài ngày tới. Lượng nước thấp làm giảm khối lượng và tần số phân.
Bà bầu bị táo bón thì hãy uống đủ khoảng 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. Vào buổi sáng ngay khi thức dậy hãy uống một cốc nước ấm. Cùng với nước, bạn có thể uống thêm nước rau tươi và nước trái cây.
Đừng cố gắng uống tất cả nước cùng một lúc. Hãy trải đều lượng nước được đề nghị trong suốt cả ngày.
Lưu ý: Những trường hợp sau đây không nên uống nhiều nước
- Bà bầu có hệ tiêu hoá yếu vì sẽ làm suy yếu thêm hệ tiêu hóa. Bạn có thể uống với lượng nhỏ để giúp bài tiết tốt hơn, nhưng nhiều hơn khả năng chịu đựng của ruột sẽ có hại.
- Những người huyết áp thấp, những người khí huyết kém, tay chân lạnh; những người bụng yếu, hay bị lạnh bụng đi ngoài…
3. Tập thể dục thường xuyên
Mang thai không có nghĩa là bà bầu cần nghỉ ngơi trên giường (trừ khi được bác sĩ yêu cầu). Tập thể dục nhẹ nhàng trong suốt thai kỳ mang lại rất nhiều lợi ích.
Với các bà bầu bị táo bón, các bài tập nhẹ có thể giúp tiêu hóa, thức ăn di chuyển nhanh hơn qua ruột già, giúp cơ co thắt và đào thải phân dễ dàng hơn
Nếu bạn mới tập thể dục, hãy hỏi bác sĩ của bạn về những bài tập nào an toàn cho bạn và con bạn.
4. Ăn nhiều sữa chua
Sữa chua giàu vi khuẩn probiotic giúp trị chứng táo bón, kích thích đường tiêu hóa và giúp mọi thứ di chuyển dễ dàng. Những vi khuẩn tốt này cũng cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, đặc biệt quan trọng trong thai kỳ.
Bà bầu bị táo bón có thể ăn 2-3 ly sữa chua hàng ngày. Bạn cũng có thể trộn nó với trái cây tươi hoặc các loại hạt để thưởng thức.
5. Xem lại liều lượng sắt bổ sung
Nhiều khi thủ phạm gây ra chứng táo bón chính là sắt. Dư thừa sắt được cho là làm chậm quá trình tiêu hóa bằng cách bám vào các chất không tiêu hóa trong cơ thể, do đó gây ra chứng táo bón.
Nếu bạn không bị thiếu máu và có một chế độ ăn uống lành mạnh, hãy nói chuyện với bác sĩ về tình trạng táo bón khi dùng sắt để có lượng gia giảm, điều chỉnh phù hợp với cơ thể.
6. Thay đổi tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh
Bà bầu có thể kê chân lên ghế khi ngồi bệ xí để tạo thành tư thế ngồi xổm khi đi vệ sinh. Tư thế này giúp việc đi tiêu sẽ nhanh hơn, giúp ngăn ngừa táo bón và trĩ.
7. Chia nhỏ các bữa ăn
Các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn sẽ cho phép dạ dày tiêu hóa thức ăn mà không phải làm thêm giờ. Ngoài ra, nó giảm tải áp lực thức ăn, giúp quá trình di chuyển trong ruột được suôn sẻ.
8. Tập thói quen đi tiêu đúng giờ
Bà bầu nếu “nhịn” đi đại tiện quá nhiều lần sẽ tăng áp lực lên đại tràng, lâu ngày sẽ làm mất cảm giác cũng như độ nhạy cảm của não bộ đối với việc đại tiện. Không những vậy, chất thải tích lâu ngày trong đại tràng sẽ trở nên khô cứng, làm cho việc đại tiện trở nên khó khăn hơn.
Bà bầu có thể tập đi tiêu vào giờ nhất định, thường là buổi sáng, sau một đêm ruột nghỉ, khi dậy nhu động ruột tăng lên, có phản xạ. Tuy nhiên, nếu bạn quá bận bịu vào buổi sáng thì có thể chọn đi vào buổi tối.
Theo Cotripro.vn