Chứng đi ngoài ra máu dấu là hiện tượng tưởng chừng đơn giản nhưng ẩn đằng sau có thể là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý như: trĩ, viêm loét đại tràng,… bệnh nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các cách điều trị hiệu quả chứng đi ngoài ra máu bạn có thể tham khảo.
Mục lục
Đi ngoài ra máu là gì?
Đi ngoài ra máu là hiện tượng đi đại tiện trong phân có lẫn máu, máu dính theo phân hoặc đi ngoài ra máu cuối bãi. Máu có thể có màu đỏ thẫm, đỏ tươi, thậm chí là thâm đen. Triệu chứng đi ngoài ra máu tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp đi ngoài ra máu có thể do táo bón và tự khỏi. Tuy nhiên, nó cũng có thể do một vài nguyên nhân gây ra nguy hiểm hơn và cần có phương pháp điều trị đúng hướng.
Đi ngoài ra máu là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
1. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là bệnh thường gặp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi có thể gây đi ngoài ra máu. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có thể do táo bón mãn tính, rặn mạnh trong lúc đi vệ sinh, ngồi vệ sinh quá lâu, stress, chế độ ăn uống không lành mạnh, ít chất xơ,… Khi bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, có thể cải thiện bằng cách ăn nhiều rau củ quả, ngâm nước ấm. Khi bệnh có diễn biến nặng, người bệnh cần đi khám và có phương pháp điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
2. Nứt kẽ hậu môn
Đi ngoài ra máu cũng có thể xuất hiện khi có các vết nứt kẽ mô của hậu môn, trực tràng hay ruột kết bị rách dẫn đến chảy máu. Để cải thiện tình trạng nứt kẽ hậu môn, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, ăn nhiều chất xơ và các chất có tác dụng làm mềm phân. Tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật để điều trị.
3. Viêm loét đại tràng trực tràng
Bộ phận cuối của ống tiêu hóa còn được gọi là đại tràng, phần cuối của đại tràng – gần hậu môn là trực tràng. Đây là bộ phận bộ phận vô cùng quan trọng, có vai trò giữ chất thải và tham gia vào quá trình đào thải chất thải ra khỏi cơ thể. Chính vì vậy, nó dễ bị viêm nhiễm, và viêm đại tràng, viêm trực tràng là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu.
Nguyên nhân gây viêm đại – trực tràng gồm:
- Nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng
- Mắc hội chứng ruột kích thích
- Mắc bệnh Crohn
- Người bệnh đã qua điều trị xạ trị, hóa trị
- Người bệnh có quan hệ tình dục đường hậu môn
- Táo bón
- Uống nhiều rượu bia
Xem kĩ hơn: Viêm đại tràng gây đi ngoài ra máu
4. Polyp đại tràng
Polyp đại tràng là sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết hình thành, đây là những khối u lồi vào trong lòng ruột kết. Nếu polyp xuất hiện ở lớp lót của đại trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm và chảy máu. Thông thường, polyp đại tràng không ảnh hưởng, nhưng qua thời gian, một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư đại tràng, nếu không phát hiện sớm có thể gây tử vong.
Dưới đây là một số biểu hiện nhận biết của polyp đại tràng:
- Chảy máu trực tràng là hiện tượng khi đi cầu máu có thể dính trên giấy vệ sinh, trên đò lót.
- Thay đổi thói quen đại tiện
- Thay đổi màu phân
- Đau, buồn nôn hoặc nôn (hiếm):
- Thiếu máu
5. Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là hiện tượng chảy máu ra khỏi lòng mạch vào đường tiêu hóa. Chúng được thải ra khỏi đường tiêu hóa bằng cách nôn hay đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Xuất huyết tiêu hóa có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, có một số nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa cấp tính, người bệnh cần chú ý và phát hiện sớm để có phương pháp điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
8. Viêm túi thừa
Túi thừa đại tràng là những cấu trúc dạng túi nhỏ phát triển trong thành của đại tràng, phồng lên từ thành ruột kết. Túi thừa có thể xuất hiện khắp thành đại tràng và đặc biệt chúng phổ biến ở đoạn gần cuối bên trái đại tràng, được gọi là đại tràng sigma. Viêm túi thừa là tình trạng có một hoặc nhiều túi thừa bị viêm, khi đó, túi thừa bị nhiễm khuẩn có thể bên trong hoặc xung quanh túi thừa.
Bệnh viêm túi thừa thường gặp ở những đối tượng có chế độ ăn uống ít rau củ quả, thực phẩm cung cấp chất xơ. Túi thừa chảy máu khiến phân có lẫn máu. Tình trạng này có thể tự ngưng, bị gián đoạn hoặc kéo dài liên tục. Trường hợp viêm túi thừa nặng cần phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
7. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ ba trong các loại ung thư. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư có nguồn gốc từ đại tràng (phần chính của ruột già) hoặc trực tràng (đoạn nối giữa đại tràng và hậu môn). Theo nghiên cứu, ung thư đại tràng được khởi phát từ sự tăng sinh của niêm mạc đại trực tràng gọi là polyp. Một số dạng po-lyp có thể tiến triển thành ung thư sau nhiều năm.
Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng. Ung thư ảnh hưởng đến ruột già hoặc trực tràng, gây viêm hoặc kích ứng dẫn đến chảy máu. Nhiều trường hợp bị ung thư do polyp phát triển.
Ngoài đi ngoài ra máu ra, ung thư đại trực tràng còn có một số biểu hiện như:
- Táo bón
- Đau bụng
- Đầy bụng
- Buồn nôn, nôn ói
- Thay đổi thói quen đại tiện
- Phân dẹt và lỏng
- Tiểu không tự chủ
- Tiểu buốt
- Giảm cân đột ngột
- Người mệt mỏi
Khi nào đi ngoài ra máu cần đi khám bác sĩ?
Với những trường hợp đi ngoài ra máu mức độ nhẹ thường dùng các biện pháp điều trị tại nhà mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, trường hợp đi ngoài ra máu mức độ nặng hoặc chảy máu nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị y tế phù hợp.
Đi ngoài ra máu ở mức độ trung bình, nặng hoặc nghiêm trọng, có thể lượng máu mất đi quá nhiều, dễ đến các triệu chứng: chóng mặt, suy nhược, ngất xỉu, hạ huyết áp hoặc các dấu hiệu huyết áp thấp khác. Người bệnh cần đến bệnh viện để được hướng dẫn và có phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, khi gặp các dấu hiệu dưới đây người bệnh nên đến bệnh:
- Đi ngoài ra máu kéo dài trên 2 tuần
- Đau bụng, sờ thấy cục nổi trong bụng
- Hoa mắt, chóng mặt khi đứng dậy;
- Thở nhanh với hơi thở nông;
- Ngất xỉu;
- Tầm nhìn mờ;
- Buồn nôn hoặc nôn;
- Tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát.
- Lượng nước thấp;
- Dễ lạnh, da xanh tái, nhợt nhạt
- Người mệt mỏi
Cách xử lý đi ngoài ra máu
Có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học
Chế độ ăn uống:
Những trường hợp đi ngoài ra máu nguyên nhân do táo bón, người bệnh cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý và khoa học để cải thiện:
- Ăn nhiều thực phẩm chất xơ như bầu, bí, mồng tơi, rau má, khoai lang…
- Uống đủ nước mỗi ngày: Ngày uống từ 2 – 2.5 lít nước
- Bổ sung thực phẩm giàu magie như rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt
- Ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin C: bưởi, cam, chanh, đu đủ…
- Hạn sữa và các chế phẩm từ sữa
- Không ăn các loại thực phẩm đông lạnh, tái sống, cay nóng, nhiều dầu mỡ
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu protein gây khó tiêu, táo bón.
Chế độ sinh hoạt:
- Không nên ngồi quá lâu trên bồn cầu hoặc không trì hoãn nhu cầu đi đại tiện.
- Tập thói quen vận động như tập luyện các môn thể thao phù hợp như đi bộ, cầu lông..
- Nên có thói quen đi cầu vào 1 giờ nhất định.
- Không nên nhịn đại tiện
- Sau khi đi địa tiện vệ sinh hậu môn sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi đại tiện, có thể hạn chế gây kích ứng búi trĩ, nguy cơ chảy máu khi đi đại tiện,không sử dụng xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh, nước hoa hoặc mùi thơm khu vực hậu môn.
- Không nên ngồi quá lâu 1 chỗ, sau khi ngồi lâu 1 chỗ cần đứng lên đi lại 2 – 3 phút
- Tránh lo lắng, stress
Sử dụng thuốc Tây
Khi bác sĩ đã xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp. Để cầm máu, có thể bác sĩ sẽ dùng đến một số loại thuốc kháng sinh, thuốc đặc trị để giảm đau. Dưới đây là một số loại thuốc thường gặp điều trị đi ngoài ra máu:
Ngoài ra, bác sĩ có thể dùng một số loại thuốc điều trị đại tiện ra máu như:
- Thuốc Bisacodyl: có tác dụng kích thích thành ruột, nhuận tràng và khiến tăng cường chuyển động ruột giúp đẩy phân ra ngoài nhanh chóng. Loại thuốc này còn có tác dụng làm sạch ruột trước khi tiến hành phẫu thuật.
- Thuốc Dulcolax: Đây là loại thuốc thường được sử dụng cho những người gặp táo bón lâu ngày hoặc đang trong quá trình chuẩn bị phẫu thuật hoặc nội soi. Loại thuốc này sẽ giúp bệnh nhân đi ngoài dễ hơn và giảm tình trạng đau rát cũng như chảy máu hậu môn.
- Thuốc Miralax: Là loại thuốc phổ biến thường được sử dụng cho những bệnh nhân táo bón. Loại thuốc này làm cho phân trở nên nhẹ hơn, mềm hơn và dễ đi ngoài hơn. Giảm bớt được tình trạng rặn và đi ngoài ra máu.
- Thuốc Glycerin: Có tác dụng nhuận tràng, giữ nước và làm mềm phân, thuốc Glycerin là một trong những lựa chọn an toàn trong việc điều trị chứng đi ngoài ra máu hiệu quả.
Ngoài ra, với các trường hợp bị polyp, ung thư, viêm túi thừa, trĩ hay bệnh lý đường ruột khác… bác sĩ sẽ phải can thiệp phẫu thuật để loại bỏ các bướu thịt hoặc các bộ phận bị tổn thương.
Sử dụng mẹo dân gian
Trong dân gian, có nhiều bài thuốc chữa đi ngoài ra máu bằng các loại thảo dược hiệu quả như:
Bài thuốc từ rau sam
Rau sam là một loại rau thông dụng, dễ tìm có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, kích thích lưu thông máu. Chính vì vậy, loại rau này thường được áp dụng trong các bài thuốc trị táo bón hoặc đi ngoài ra máu. Cách sử dụng rau sam như sau:
- 1 năm lá rau sam sau đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng, vớt và để thật ráo nước
- Đem rau sam đã rửa sạch giã nát và chắt lấy phần nước cốt.
- Dùng phần nước cốt đó để uống kèm đường hoặc mật ong khi đói sẽ thấy tình trạng đi ngoài ra máu được thuyên giảm.
Bài thuốc từ cây vỏ cây hồng
Sử dụng cây vỏ hồng chữa đi ngoài ra máu là bài thuốc Nam mang lại hiệu quả cao trong được rất nhiều người bệnh tin tưởng và thực hiện. Để dùng vỏ cây hồng, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:
- Vỏ cây hồng đem phơi thật khô rồi sấy chín: 120gr
- Giã nguyễn vỏ hồng khô.
- Hòa vỏ cây với 200ml nước gạo và uống đều đặn hàng ngày
Bài thuốc từ lá diếp cá
Theo y học cổ truyền, lá diếp cá có tính mát, thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, sát trùng, tiêu thủng, lợi tiểu mạnh làm bền mao mạch (do có hợp chất flavonoid), từ đó phòng bệnh nhiễm trùng hậu môn. Sử dụng rau diếp cá chữa đi ngoài ra máu là biện pháp đơn giản, tiết kiệm và được đánh giá rất cao.
Bạn có thể sử dụng bài thuốc từ lá diếp cá theo các cách dưới đây:
Cách 1:
Rau diếp cá đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng và ăn sống như ăn các loại rau trong bữa ăn
Cách 2:
Dùng lá diếp cá tươi, rửa sạch và cho vào xay sinh tố cùng chút nước. Uống trước khi ăn một giờ. Nên uống 3 ngày liên tiếp sẽ hết đi đại tiện ra máu.
Cách 3:
Dùng 30g lá diếp cá khô đem rửa sạch và cho vào nồi đun trong vòng 15 phút. Đê, đổ chậu và xông vào vùng vết thương ở dưới hậu môn. Xông tới khi nước còn ấm thì lấy bã của rau diếp cá ra rửa hậu môn. Nên thực hiện đều đặn hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc từ rau ngải cứu
Rau ngải cứu có vị đắng, tính ấm, khả năng kháng viêm và nhuận tràng. Chính vì vậy, lá ngải cứu cũng được xem là một trong những vị thuốc mang lại hiệu quả cao trong việc chữa đi ngoài ra máu.
Cách dùng lá ngải cứu như sau:
Cách 1: 1 nắm lá ngải cứu rửa sạch, thái nhỏ và rán với trứng ăn hằng ngày
Cách 2: Lá ngải cứu giã nhuyễn và đắp lên hậu môn sẽ giúp vùng hậu môn bớt đau rát và kháng viêm khi đi cầu ra máu, thực hiện đều đặn hàng ngày để mang lại tác dụng tốt.
Bài thuốc từ cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi trong dân gian còn gọi là cây cỏ mực. Theo Đông y, cây nhọ nồi có tính lương, vị ngọt có tác dụng chỉ huyết và bổ thận âm. Vì vậy, cây nhọ nồi có tác dụng rất tốt trong cầm máu, giảm thiểu bệnh trĩ và mang nhiều tác dụng khác trong điều trị bệnh.
Để chữa đi ngoài ra máu bằng cây nhọ nồi, bạn thực hiện như sau:
- Một nắm lá nhọ nồi có cả phần rễ đem rửa sạch, ngâm qua 1 lượt nước muối loãng
- Đem giã nhuyễn sau đó cho một chén rượu trắng nóng vào để xuất hiện hỗn hợp đặc và uống.
- Phần bã thì đắp ngoài hậu môn.Thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm hẳn.
Tìm hiểu cụ thể: Tổng hợp các cách chữa đi ngoài ra máu