Hăm tã xảy ra ở hầu hết các trẻ sơ sinh nếu không được cha mẹ chăm sóc cẩn thận cho trẻ sơ sinh. Có rất nhiều biểu hiện trên da của bé, cho thấy bé đã bị hăm da mà cha mẹ không biết. Cùng đọc để hiểu biết và nhận biết được trẻ sơ sinh đã bị hăm tã hay không để biết cách phòng tránh.
1. Trẻ bị viêm da quanh hậu môn
Biểu hiện này thường xuất hiện ở những bé bú bình. Ban đầu chỉ là một vài chỗ nhỏ quang hậu môn bé. Nếu cha mẹ không phát hiện sớm, trẻ rất dễ bị viêm vùng da quanh hậu môn. Đây là bộ phận dễ viêm nhiễm nhất bởi vì sự ẩm ướt ở da bé cùng vớ chất kiềm trong phân dễ làm cho da trẻ bị hăm, dẫn tới viêm.
Trẻ bú sữa mẹ cũng có khả năng đối mặt với chứng hăm này sau khi bước vào tuổi ăn dặm.
2. Trẻ bị phồng rộp da
Nếu da của trẻ tự nhiên trở nên đỏ tấy (nhưng không phải những vùng da có nếp gấp), bạn hãy nghĩ tới trường hợp trẻ đã bị hăm tã. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì hiện tượng này thường tự xuất hiện và biến mất mà không gây nguy hiểm cho bé (trừ khi bé bị nhiễm trùng).
3. Trẻ bị dị ứng
Những mảng da phát ban (có thể kèm theo cảm giác ngứa ngáy) xuất hiện trên một vùng cơ thể của bé trước khi nó lan xuống vùng kín. Lúc này, bạn nên dừng việc giặt đồ cho trẻ bằng chất tẩy rửa đang dùng, hãy thay thế nó bằng 1 loại khác và nên ngâm tã bằng nước nóng rồi đem phơi khô trước khi cho trẻ dùng.
4. Viêm da Seborrhoeic
Chứng viêm da Seborrhoeic được biểu hiện bằng những vùng ban đỏ có lẫn vảy vàng thường xuất hiện trên da đầu, rồi lan xuống vùng da được quấn tã và các bộ phận khác. Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị hăm tã.
5. Viêm da Candida
Các mảng ban có màu đỏ tươi thường xuất hiện ở vùng da giữa bụng và đùi. Triệu chứng này phát triển mạnh hơn nếu bé đang sử dụng kháng sinh. Bạn nên đưa bé tới gặp Bác Sĩ để được tư vấn kỹ càng hơn
6. Bệnh chốc lở
Là một dạng của hăm tã, được gây nên bởi vi khuẩn, tồn tại dưới 2 hình thức:
- Vùng da bỏng rộp, với những vùng da phồng rộng, có thể kèm lớp vảy mỏng màu vàng nâu.
- Vùng da không bỏng rộp, với vùng da đỏ đóng vảy vàng. Loại hăm tã này thường bao phủ đùi, ngực, bụng dưới và những phần khác trên cơ thể.
7. Viêm da do ma sát
Nguyên nhân là do làn da của bé bị chà xát với nhau, đó là những vùng da có nếp gấp ở đùi, bụng dưới, nách và quanh mông. Vùng da bị viêm có thể rỉ ra nước màu vàng trắng và khiến bé khó chịu khi đi tiểu.
Vùng da bị chà sát với cạnh của tã cũng có nguy cơ bị kích ứng, gây viêm.
Sau khi bé đi tiểu bạn nên vệ sinh sạch cho bé, nhớ là nên lau khô da cho bé trước khi quấn tã cho bé.
Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!.
Nguồn: Indianparenting