Bên cạnh việc tắm rửa lau khô cho trẻ đều đặn mỗi ngày thì việc chú ý chăm sóc đặc biệt đến một vài khu vực khác trên cơ thể trẻ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Với trẻ sơ sinh, bạn phải chú ý đến cuống rốn hoặc vết cắt bao quy đầu nếu là bé trai.
Trẻ nhỏ thưởng có móng tay rất sắc, bạn nên chú ý phải cắt ngắn để đề phòng trẻ tự cào cấu. trẻ nhỏ còn hay có cứt trâu trên đầu và cần được quan tâm.
1. Săn sóc cuống rốn
Dây rốn là ống dẫn nuôi sống con bạn khi còn trong tử cung, nó kết nối bé với dòng máu của mẹ qua nhau thai. Dây rốn cung cấp cho bé dưỡng khí, chất bổ, kháng thể và các nội tiết tố khiến bé hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn trợ cấp của mẹ. khi bé chào đời, thở hơi thở đầu tiên thì có hai thay đổi rất quan trọng xảy ra là: phổi bé lần đầu tiên được phồng lên và dòng máu được truyền đi quan hai lá phổi mà trước đó nó đi qua dây rốn.
Ngay sau khi ra đời, dây rốn được kẹp lại và được cắt cách lỗ rốn vài phân. Không có thần kinh ở khu vực này nên việc cắt dây rốn không gây đau đớn cho bé. Cuống rốn sẽ dần dần teo lại, đổi màu đen và rụng nội trong mười ngày. Có một số trường hợp các ông bố bà mẹ vì tình cảm hoặc vì mê tín đã giữ lại cuống rốn của con mình. Tuy nhiên họ không nhận ra rằng đó rất có thể là ổ gây nhiểm trùng đặc biệt khi nó trở nên ẩm ướt hoặc bị bẩn.
Đừng đóng băng kín quá mà hãy để cuống rốn ra ngoài không khí, thoáng điều đó sẽ làm cho cuống rốn mau khô mau lành và dễ rụng hơn.
Nếu cuống rốn có một chút dịch sau khi nó khô đi thì bạn đừng quá lo lắng, đây cũng chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường. nhưng nếu bạn thấy cuống rốn ra mủ hay có máu và vùng bụng quanh rốn bị viêm sưng đỏ sờ vào thấy nóng thì bạn nên gọi cho bác sỹ hoặc đưa trẻ đến các cơ sở y tế. đây có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng.
Để cuống rốn thoáng: Cuống rốn sẽ khô và lành nhanh hơn nếu bạn để cuống rốn thoáng, không bịt kín. Đặc biệt bạn đừng đậy quần nhựa hay tã lên cuống rốn và nếu nó bị ướt, phải thấm khô hoàn toàn.
Lau rốn : Lau rốn bằng cồn iod vừa giữ rốn không bị nhiễm trùng đồng thời lại khiến cuống rộn rụng mau hơn. Dùng một miếng bông sạch thấm dung dịch cồn iod và nhẹ nhàng lau cuống rốn, vùng quanh rốn và các kẽ rốn.
Sau khi cuống rốn đã rụng : Có thể có vài chỗ rơm rớm máu, và tiếp tục lành. Bạn nên rửa và thấm khô cho tới khi lành hẳn.
2. Chăm sóc đầu và móng tay
Cứt trâu : Da của trẻ đôi khi sản sinh nhiều chất nhờn tụ lại thành những mảng màu vàng hoặc màu đen, có thể khiến da bị ngứa và sẩn đỏ nhất là vùng da đầu. các vẩy này rất phổ biến và không có gì nghiêm trọng. Chúng thường mất đi sau ít tuần nhưng chúng ta cũng có thể dùng các cách để chúng nhanh chóng biến mất.
Xử trí : Bôi dầu trẻ em lên da đầu trẻ để làm mềm các mảng vẩy. Để qua đêm và sáng hôm sau dùng lược mềm trải nhẹ cho vảy tróc ra.
Móng tay của trẻ sơ sinh thường rất dà và bạn nên cắt chúng đi để tránh chúng tự cào.
Xử trí : Chỉ cắt sau lúc tắm, khi móng tay hóa mềm. dùng kéo cắt móng tay đầu tù hay loại cắt móng tay dành cho trẻ em và cắt lượn theo đường vòng của đầu ngón tay, đè phần thịt đầu ngón cho xa khỏi phần móng đang cắt. nếu trẻ lớn hơn có thể nhờ người khác giữ trẻ giúp cho chắc khi bạn cắt móng tay cho nó. Nếu vẫn còn có những lo ngại về việc cắt móng tay bạn có thể dùng chính miệng của mình để giải quyết các móng tay của trẻ. Đeo găng tay mềm cho trẻ cũng có thể giúp ngăn chúng tự cào và gãi.
Tuy móng chân mọc chậm hơn móng tay nhưng lại khó cắt hơn vì da hay mọc trùm lên móng. Để tránh cắt phải da trẻ bạn hãy cắt ngang không lượn theo đầu ngón chân. Nếu lỡ làm chảy máu, hãy dùng bông sạch thấm khô rồi bôi thuốc sát trùng.
Vi Hằng – YduocLH