Thời tiết luôn khắc nghiệt với cơ thể của các bé, đặc biệt là các trẻ nhỏ nhất là khi mùa đông về. Để cơ thể các bé được bảo vệ và chống lại những căn bệnh của mùa đông, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Giữ ấm cho cơ thể:
Mùa đông thời tiết giá lanh, bởi vậy để bảo vệ sức khỏe cho bé, điều quan trọng nhất là phải giữ ấm tốt cho bé, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Về đêm nhiệt độ xuống thấp, việc giữ cho trẻ lại càng trở nên quan trọng hơn. Khi trẻ ngủ, nếu cần có thể mặc thêm áo, nhưng mặc ngược để giữ ấm phần ngực, cổ trong khi lưng vẫn được thoáng, không bí quá nóng dẫn đến rịn mồ hôi lưng gây cảm. Nếu mặc áo cao cổ làm bé thấy khó chịu, có thể quàng khăn cấm giữ phần cổ cho bé.
Hình ảnh minh họa.
Nguyên tắc giữ ấm cho trẻ trong mùa đồng là mặc nhiều lớp áp. Với lớp áo trong cùng nên chọn chất liệu cotton thoáng, dễ thấm mồ hôi. Tiếp đến có thể là áo len, áo dệt kim dày và áo khoác. Với trẻ nhỏ, không tiện mặc nhiều quần áo, có thể dùng chăn mỏng để bọc bên ngoài.
Tuy nhiên, nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Bởi vậy thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không để kịp thời lau khô hoặc thay áo trong cho bé.
Khi thời tiết lạnh giá, tốt nhất không nên cho bé ở lâu ngoài trời. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hoặc khi bé ở lâu ngoài trời. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hoặc khi trẻ trên đường đến lớp, về nhà, cần phải mặc cho bé thật ấm với áo len, áo khoác, quần len, găng tay, tất chân, khăn quàng cổ, bông bịt tai, mũ len, khẩu trang, khăn choàng. Không để bé ở ngoài trời lạnh quá lâu.
Hiện nay nhiều gia đình có thói quen dùng điều hòa nóng, quạt sưởi để làm tăng nhiệt độ phòng. Nhưng những dụng cụ này sẽ khiến không khí trong phòng trở nên khô, không có lợi cho làn da và hệ thống hô hấp của bé. Mặt khác, khi nhiệt độ trong phòng và bên ngoài chênh lệch nhau quá nhiều, khi trẻ ra vào, do cơ thể không phản ứng kịp, rất dễ dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Bởi vậy, nên hạn chế dùng các thiết bị trê. Nếu cần thiết phải dùng, nên đặt một chậu nước trong phòng để cân bằng lại độ ẩm, cũng không nên để nhiệt độ quá nóng và sử dụng quá lâu.
Giữ gìn vệ sinh:
Mùa đông, để tránh gió lùa vào trong phòng, chúng ta thường có thói quen đóng kín các cửa, điều đó sẽ gây ô nhiễm không khí trong phòng, bất lợi cho sức khỏe của trẻ. Bởi vậy, thi thoảng vẫn nên mở cửa sổ, giúp cho không khí trong phòng lưu thông.
Hình ảnh minh họa.
Do trời lạnh và nước giá buốt, trẻ ngoại chạm tay vào nước, nhiều bậc cha mẹ cũng ít tắm gội, rửa ráy cho con vì sợ trẻ nhiễm lạnh. Nhưng cho dù mùa đông trẻ ít ra mồ hôi những vì trao đổi chất ở trẻ diễn ra rất nhanh nên chất bài tiết sẽ tích tụ trên da, cộng thêm trẻ thường đi đại tiểu tiện nhiều lần trong ngày, nếu không tắm rửa thường xuyên, rất dễ gây viêm da. Bởi vậy, bạn vẫn nên tắm rửa thường xuyên, hàng này hoặc cách ngày, vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần đi vệ sinh. Nhưng cần chú ý tắm cho trẻ trong phòng kín gió, nhiệt độ nước tắm cần vừa đủ. Cần tắm nhanh chóng, không cho trẻ tắm quá lâu. Không tắm cho trẻ bằng nước quá nòng với xà phòng nhiều kiềm vì có thể sẽ khiến bé bị khô da. Có thể bật quạt sưởi trong phòng tắm để tăng nhiệt độ. Chú ý không nên đặt bếp than trong phòng tắm kín, để tránh trẻ bị nhiễm độc.
Hình ảnh minh họa.
Hàng này, bạn cần vệ sinh răng miệng cho trẻ sạch sẽ trước khi ăn và trước khi đi ngủ. Với những bé đã biết tự đánh răng, bạn hãy pha nước ấm để bé đánh răng với kem đánh răng dành riêng cho trẻ em. Cho trẻ súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Cũng có thể nhỏ một vài giọt muối sinh lý 0,9% vào họng bé mỗi sáng, sẽ có giá trị sát khuẩn nhẹ, giúp phòng bệnh viêm họng.