Lo lắng về bệnh loét dạ dày-tá tràng là sự quan tâm của nhiều người mắc căn bệnh này. Chính vì vậy họ luôn mong lựa chọn được phương pháp điều trị tốt nhất để mang lại hiệu quả đối với bản thân. Điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng bằng thảo dược hiện nay là sự lựa chọn của nhiều người bệnh vì tính an toàn và tiết kiệm của các sản phẩm này.
Viêm loét dạ dày-tá tràng là một bệnh nhiều người mắc phải. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể hình thành khi niêm mạc của các cơ quan này bị ăn mòn bởi dịch tiêu hóa có tính acid được tiết ra bởi các tế bào dạ dày. Loét dạ dày tá tràng thường được gây ra bởi tác nhân chủ yếu là vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori. Ngoài ra, những yếu tố căng thẳng thần kinh, hút thuốc, uống rượu…cũng góp phần làm căn bệnh này phát triển.
Việc điều trị bằng tây y cũng được các bác sĩ lựa chọn, tuy nhiên các bài thuốc dân gian có tác dụng rất tốt trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng mà không lo bị nóng. Chính vì vậy, giải pháp điều trị bằng các thảo dược nguồn gốc từ thiên nhiên đã được người bệnh lựa chọn.
1. Chè dây
Chè dây (có tên khoa học Ampelopsis Cantoniensis Planch)là một loại thảo dược quý được lưu truyền và dùng rộng rãi trong dân gian. Là loại dây leo có vị ngọt, đắng, tính mát. Thoạt nhìn chè dây có màu trắng như màu mốc, màu như vậy là do nhựa chè dây tiết ra với kinh nghiệm các nhà khoa học thì lá chè dây càng màu trắng thì chứng tỏ nhiều nhựa và rất tốt.
Chè có tác dụng như một vị thuốc dân gian chữa các bệnh liên quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị,…Ngoài ra chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.
Cách đây gần hai chục năm, chè dây đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và phát hiện ra những tác dụng tích cực trong việc điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Chè Dây có tác dụng diệt vi trùng, vi khuẩn, giảm độ axit tại dạ dày, giúp cho bệnh loét dạ dày dễ liền sẹo; cắt cơn đau do viêm loét hành tá tràng đạt 93,4%. Cho kết quả khỏi bệnh hoàn toàn đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày hành tá tràng là 43,18%.
Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ rõ: sử dụng chè dây trong điều trị viêm loét dạ dày – hành tá tràng không gây tác dụng phụ, không gây ngộ độc cấp tính, đặc biệt không gây ảnh hưởng tới sự sinh sản và di truyền cũng như các chỉ tiêu hóa sinh và huyết học khi dùng chè trong thời gian dài.
Chè dây có thể sản xuất thành dạng viên nang, hoặc sử dụng ở dạng khô nấu như nấu nước chè mạn để dùng.”
2. Dạ cẩm
Cây dạ cẩm còn có tên gọi là cây loét mồm, đứt lướt, ngón cúi, ngón lợn. Người Tày gọi là chạ khẩu cắm, người Dao gọi là sán công mía. Là loại cây leo, thân hình trụ, tại những đốt phình ra.
Lá đơn, nguyên, hình bầu dục, mọc đối, đầu nhọn. Cụm hoa hình xim hai ngả, tụ lại thành hình cầu ở đầu cành hay kẽ lá, màu trắng. Quả nang nhỏ có nhiều hạt đen.
Theo quan niệm của y học cổ truyền dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu, đặc biệt cây dạ cẩm rất hiệu quả trong việc điều trị viêm loét dạ dày, giúp liền các vết loét trên thành niêm mạc dạ dày.
Cách điều chế bài thuốc từ cây dạ cẩm:
– Bài 1: Dạ cẩm ngày 20 – 40g, rửa sạch cho 500ml nước, đun lửa nhỏ còn 150ml nước. Chia 2 lần uống lúc đau hoặc trước bữa ăn. Dùng liền 10 ngày.
– Bài 2: Cây dạ cẩm 300g, đường 900g, nấu thành cao hoặc chế si rô, uống mỗi ngày với lượng thuốc cao hay si rô tương đương với 20g dạ cẩm. Uống trong 30 ngày.
– Bài 3: Dạ cẩm 20g, lô hội 20g, nghệ vàng (tán bột mịn) 12g, cam thảo 6g. Sắc uống ngày một thang, chia 2 – 3 lần. Thêm mai mực tán bột 10g uống cùng nước thuốc trên nếu ợ chua nhiều. Điều trị 20 – 30 ngày là một liệu trình.
3. Mộc hương
Mộc hương là Cây nguồn gốc từ Ấn Độ, sống lâu năm, có thể cao trên 1 mét, rễ to, mẫm, đường kính có khi tới 5cm. Lá khá to, dài 15-30cm, rộng 6-15cm, cuống lá dài 15-30cm có dìa, mép lá nguyên, lượn sóng, hai mặt đều có lông. Lá biến dạng từ gốc lên: dưới gốc hình 3 cạnh,lên trên lá nhỏ, hẹp dần, phía trên nữa gần như không cuống, có răng cưa. Hiện nay ta đã di thực tốt và trồng ở nhiều nơi.
Vân mộc hương chỉ mới dùng trong Đông y làm thuốc trợ giúp tiêu hóa, bổ dạ dày, điều trị các bệnh đau dạ dày, mạnh tim, trừ đờm, lợi tiểu, đặc biệt hay dùng trong trường hợp hơi đầy lên ngực, hay ợ. Còn có tác dụng chữa đau bụng đi lỵ và cho vào quần áo đề phòng nhậy khỏi cắn.
Thổ mộc hương được dùng trong cả Đông và Tây y (Tây y dùng với tên Racine d aunée) làm thuốc trợ giúp tiêu hóa, ăn ngon, thông tiểu, chữa ho, bạch đới, thiếu máu. Đối với người bị lao, thổ mộc hương làm giảm ho, đỡ đau ngực, ăn ngon hơn. Cũng có tác dụng với ho gà, trẻ con bị tiêu chảy.
Liều dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
Lưu ý: – Người thế âm hư, nhiệt khô háo không được uống.
Tán bột làm viên. Mỗi lần uống 6g, ngày 2-3 lần.
4. Nghệ
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học gần đây cũng chứng minh củ nghệ có rất nhiều tác dụng trong hỗ trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp của túi mật nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Tinh nhất Curcumin trong củ nghệ cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Theo y học cổ truyền, củ nghệ có tác dụng điều hòa khí, phá huyết ứ tụ, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương, sẹo nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật ong.
Tại Việt Nam, giáo sư Ðoàn Thị Nhu cũng cho biết thuốc nghệ mật ong (phối hợp với nhau) đã được thử nghiệm lâm sàng về tác dụng điều trị loét hành tá tràng, có sự so sánh với một thuốc kháng acid. Liều thuốc nghệ mật ong được dùng hàng ngày là 12g bột nghệ trộn với 6g mật ong. Liều thuốc kháng acid dùng hàng ngày tương ứng với khả năng trung hòa acid 340 milimol acid hydrocloric. Số người bệnh điều trị là 30 bệnh nhân nội trú (không nói rõ nơi điều trị thử nghiệm), thời gian điều trị là 8 tuần. Trong nhóm bệnh nhân được điều trị bằng nghệ mật ong có 50% đã hết các triệu chứng lâm sàng, căn cứ vào kiểm tra nội soi và chụp X-quang thì các vết loét đã lành. Trong nhóm bệnh nhân được điều trị bằng thuốc kháng acid thì có 80% đã hết các triệu chứng và các vết loét đã lành. Kết quả nghiên cứu cho thấy nghệ – mật ong có thể chữa lành bệnh dạ dày, tá tràng.
5. Hoàng liên
Cây thảo sống nhiều năm, cao tới 40cm; thân rễ phình thành củ dài, đôi khi phân nhánh có đốt ngắn. Lá mọc thẳng từ thân rễ, có phiến hình 5 góc, thường gồm ba lá chét; lá chét giữa có cuống dài hơn, chia thuỳ dạng lông chim không đều; các lá chét bên hình tam giác lệch chia hai thuỳ sâu, có khi rời hẳn; cuống lá dài 8-18cm. Cụm hoa ít hoa; hoa nhỏ màu vàng lục; 5 lá đài hẹp, dạng cánh hoa; 5 cánh hoa nhỏ hơn lá đài; nhị nhiều, khoảng 20; lá noãn 8-12, rời nhau cho ra những quả đại dài 6-8mm, trên cuống dài.
Hoàng liên có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, táo thấp, tả hoả, tiêu sưng, làm sáng mắt.
Khoa học đã nghiên cứu về các tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm gây bệnh, tác dụng kiện vị, giúp tiêu hoá, chống viêm loét đường tiêu hoá, viêm loét dạ dày hành tá tràng, giảm các cơn đau dạ dày, hạ huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch, tác dụng chống viêm v.v…
Cách điều chế bài thuốc từ cây hoàng liên.
– Cho Hoàng liên vào trong túi vải, xát cho sạch lông gĩa mát dùng, hoặc ngâm trong nước tương 2 giờ vớt ra, sấy khô bằng gỗ liễu để dùng.
– Chải sạch rửa tạp chất (không nên ngâm lâu sẽ mất chất), ủ đến vừa mềm, thái mỏng phơi trong râm cho khô (dùng sống) hoặc tẩm rượu sao qua.
Các loại thảo dược trên đây đã được loạt vào các vị thuốc quý và không thể thiếu trong các sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hoàn toàn không lo bị ảnh hưởng bởi các tác dụng phụ. Khuyên người bệnh nên sử dụng thường xuyên và đều đặn để đạt được kết quả như mong muốn.