“Sâm cau đỏ”, “Sâm cau trắng” và “Sâm cau đen” đang được quảng cáo khá phổ biến và rầm rộ hiện nay với các dược tính được đánh đồng chung với họ sâm cau là bổ dương mạnh gân cốt, một thần dược quý cho các quý ông. Vậy sâm cau có tổng cộng bao nhiêu loại? Thực chất có tồn tại “Sâm cau đỏ”, “Sâm cau trắng” và “Sâm cau đen” hay không? Chúng ta hãy cũng tìm hiểu qua ý kiến của các chuyên gia.
1. Tác dụng của sâm cau
Sâm cau có tên tiếng Anh là Curculigo orchioides, được gọi là Xian Mao ở Trung Quốc. Phần cây trồng chính được sử dụng trong y học cổ truyền là rễ cây sâm cau phơi khô. Ở Ấn Độ, sâm cau được sử dụng như là thuốc kích thích tình dục. Tương tự, ở Trung Quốc, sâm cau được kê cho các bệnh như bất lực, vô sinh do không có tinh trùng, tiểu không tự chủ, cảm giác đau và lạnh ở bụng, hội chứng mãn kinh và các bệnh khác. Sâm cau rừng được xếp vào hàng các dược liệu bổ thận tráng dương, được nhiều nền y học trên thế giới tin dùng chủ yếu trong việc bồi bổ sức khoẻ và tăng cường sinh lý nam giới.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của TS. Bùi Thị Minh Giang năm 2006 cũng khẳng định: Sâm cau là dược liệu “tăng cường bản lĩnh phái mạnh” cao hơn 1,5 lần so với các thảo dược có tác dụng tương tự, là “Viagra tự nhiên tốt nhất cho nam giới”.
2. Các loại thực vật thuộc họ sâm cau
Theo Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, sâm cau trên thế giới có 5 chi và 140 loài, phân bố chủ yếu ở Bán cầu Nam và vùng Nhiệt đới châu Á. Ở Việt Nam, sâm cau có 2 chi và khoảng 10 loài.
Trang The Word Checklist of Selected plant families (Danh sách Tuyển chọn các họ thực vật trên toàn thế giới) đã liệt kê chi tiết các loài sâm cau thường được tìm thấy tại Việt Nam và Trung Quốc là:
Curculigo annamitica – Việt Nam
Curculigo breviscapa – Trung Quốc
Curculigo conoc – Việt Nam
Curculigo disticha – Việt Nam
Curculigo sinensis – Trung Quốc
Curculigo tonkinensis – Trung Quốc
Những loài sâm cau này không hề liên quan đến “sâm cau đỏ” hay “sâm cau trắng” mà chúng ta thường nghe nhiều người nhắc đến. Vậy thực chất “sâm cau đỏ” và “sâm cau trắng” là những loại thực vật nào? Chúng có tác dụng gì cho sức khoẻ hay không? Lầm lẫn giữa chúng và sâm cau có gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ?
3. Thực chất về “sâm cau đỏ”, “sâm cau trắng” và “sâm cau đen”
Theo TS.BS. Phạm Hưng Củng (nguyên Vụ trưởng vụ Y học cổ truyền – Bộ y tế): “Sâm cau không hề phổ biến và đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam là thảo dược cần được bảo tồn, phát triển bền vững. Bởi Sâm cau hiếm, không nhiều người biết rõ hình thái nên người mua hoặc có thể bản thân người bán thiếu kiến thức dược liệu mà hình ảnh Sâm cau rao bán hiện nay hầu hết bị nhầm lẫn sang một loại thảo dược khác mang tên Bồng bồng”.
Cây Bồng bồng có tên khoa học Pleomele angustifolia, thuộc họ Huyết giác (Dracaenaceae), là cây nhỏ, cao 1 – 2m. Rễ củ phân nhánh nhiều, màu hồng. Rễ Bồng bồng theo các sách y học giúp nhuận tràng, lợi tiểu, chữa lỵ, bạch đới chứ hoàn toàn không có tác dụng sinh lý. Theo nghiên cứu ở Ấn Độ, toàn cây Bồng bồng bỏ rễ có độc, dùng phải thận trọng.
Như vậy, “sâm cau đỏ” được gọi theo lớp vỏ hồng bên ngoài của rễ cây bồng bồng. “Sâm cau trắng” là lớp thịt bên trong khi đã tách bỏ lớp vỏ cũng từ chính cây bồng bồng. Chỉ có “Sâm cau đen” mới chính là sâm cau thật do lớp vỏ ngoài nâu đen đặc trưng không thể lập lờ được.
4. Cách chọn được sâm cau uy tín với chất lượng tuyệt hảo.
Chỉ cần bỏ ra ít phút đọc về cách phân biệt dưới đây, bạn sẽ tự mình chọn được sâm cau đúng chuẩn một cách hoàn toàn tự tin từ đây về sau.
Cách phân biệt Sâm cau và Sâm bồng bồng
Tuy nhiên, sâm cau thật cũng có thể không đạt chất lượng do đã được sơ chế không đúng cách, hoặc thổ nhưỡng nơi sâm cau được khai thác không tốt. Một giải pháp thay thế đang được rất nhiều người chọn hiện nay chính là chọn mua sâm cau tại các cơ sở có uy tín, có vùng dược liệu chuẩn hoá và được tổ chức chuyên môn độc lập chứng nhận, sâm cau Tuệ Linh, là một trong những địa chỉ đáng tin cậy cho bạn.
Nếu bạn quan tâm đến vấn đề sức khoẻ một cách tổng thể, không chỉ riêng trong việc “tăng cường bản lĩnh phái mạnh”, giải pháp tối ưu nhất hiện nay là sử dụng các thảo dược quý đã được bào chế dưới dạng thuốc, với công thức độc đáo, rõ ràng và khoa học do chính các chuyên gia y khoa đầu ngành nghiên cứu. Các nguồn thảo dược quý như nhung hươu bắc cực, sâm cau, sâm tongka ali, nhân sâm,… được xem là có dược tính mạnh nhất và an toàn nhất giúp phục hồi khả năng sinh tinh, đại bổ nguyên khí, hồi phục nồng độ nội tiết tố nam. Bên cạnh đó, cơ thể duy trì thể lực cường tráng và tăng sinh lý một cách bền vững, an toàn do được củng cố vững chắc từ gốc. Hơn thế nữa, hàm lượng các dược liệu tinh khiết và có nguồn gốc rõ ràng, được xác nhận và kiểm nghiệm từ phía cơ quan nhà nước. Trên thị trường sâm nhung cường lực hiện nay, sâm nhung cường lực Tuệ Linh đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu trên, giúp nam giới tuổi trung niên an tâm về một thể lực dồi dào và sinh lý vững mạnh.