Hỏi: Bé nhà tôi đã được 12 ngày tuổi. Rốn cháu đã rụng nhưng vẫn ướt dịch vàng, nhìn thấy sâu trong cuống rốn có nụ thịt màu đỏ hồng. Xin hỏi Bác Sĩ rốn cháu như vậy thì có làm sao không? Mong Bác sĩ sớm tư vấn cho tôi. (Minh Hương – Hà Nội).
Trả lời:
Bạn Minh Hương thân mến.
Theo như những gì bạn chia sẻ thì rất có thể bé nhà bạn bị nụ hạt ở rốn. Cuống rốn thường khô và rụng đi từ 6-8 ngày sau sinh. Bề mặt của chân rốn sẽ được che phủ bởi một lớp da mỏng và liền sẹo hẳn sau 12-15 ngày. Sự chậm trễ biểu bì hóa chân cuống rốn làm tổ chức hạt phát triển quá mức bình thường, do đó làm chậm rụng cuống rốn và tạo nụ hạt ở rốn.
Biểu hiện rõ ràng nhất của nụ hạt ở rốn là những nụ thịt đỏ nhạt hoặc xám đục và rỉ dịch nâu đỏ hoặc vàng nhạt, đôi lúc có mủ và có mùi nếu có bội nhiễm. Nụ hạt có thể được nhìn thấy ở nông hoặc sâu (tương đối khó thấy), lớn hoặc nhỏ, có khi có cuống (khác với polyp).
Bạn cần phân biệt nụ hạt ở rốn với polyp rốn trong chứng tồn tại ống rốn – niệu, tồn tại ống rốn – tràng. Khối mô polyp thường cứng và chắc, sinh thiết chỉ thấy tế bào niêm mạc ruột hoặc niêm mạc đường tiết niệu (trong khi tế bào học của nụ hạt bao gồm tổ chức hạt với các nguyên bào sợi và mao mạch). Nếu có sự thông thương giữa khối polyp với với bàng quang hoặc hồi tràng thì sẽ thấy thỉnh thoảng có ít nước tiểu hoặc phân xì ra ngay rốn. Các chứng này được điều trị bằng phẫu thuật.
Biện pháp để xử lý nụ hạt tốt nhất hiện nay là đốt bằng nitrat bạc 75% (AgNO3) và có thể đốt vài lần (mỗi lần cách nhau vài ngày) cho đến khi chân rốn khô hẳn. Thủ thuật này cần được nhân viên y tế thực hiện khéo léo để tránh gây bỏng da xung quanh chân rốn cho trẻ sơ sinh. Trước khi đốt với nitrat bạc, nhân viên ý tế cần lau khô chân rốn, bôi một lớp vaseline xung quanh rốn để tránh bỏng nếu thuốc bị dây ra. Nụ hạt cũng có thể được đốt lạnh với Nitơ lỏng. Sau khi đốt, chỉ cần băng rốn với một lớp gạc hấp thoáng, nhớ gấp phần tã che vùng rốn xuống để tránh bị nhiễm bẩn và để vùng rốn được thoáng.
Nếu trong trường hợp nụ hạt lớn có cuống, việc điều trị bằng buộc nụ hạt hai nút được chọn lựa thay thế cho việc đốt nụ hạt. Tuy nhiên, cần phân biệt các trường hợp polyp thuộc ống rốn tràng hoặc ống rốn – niệu. Trong trường hợp này, polyp thường có bề mặt trơn láng do được che phủ bởi lớp niêm mạc, buộc thắt polyp sẽ không dứt điểm được sự rỉ dịch hoặc viêm nhiễm tại rốn.
Với trường hợp bé nhà bạn, bạn nên đưa bé tới Bác Sĩ để được thăm khám và tư vấn trực tiếp, như vậy sẽ tốt hơn. Nếu bé đúng là bị nụ hạt rốn, thì sẽ được Bác Sĩ tư vấn trực tiếp về cách xử trí và chăm sóc sao cho tốt nhất với bé.
Chúc bé luôn khỏe mạnh!.
BS. Nguyễn Thị Thu Vân – TT Family(familyhospital.vn)
bao giap đã bình luận
Hoi.be nha toi cung ron cung uot va co mui hoi.di kham o benh vien huyen thi dc cho biet la chau i nu ron.va bac si noi la phai dua chau di cat..vay toi muon hoi la nen cho chau di cat som hay de chau dc vai tuoi thi moi di cat..de nhu vay co anh huong gi ve sau nay k?xin cam on.(bao giap thai nguyen)
nguyet đã bình luận
Be nka e sinh duoc 44ngay uj ma ckua lah ron.e nkjn tkay ben duoi co 1cuc mau hong bong.hoj co lam sao khong ak
Chi đã bình luận
Bé nhà e rụng rốn khoảng 15 ngày sau sinh. Đến hơn 2 tháng mới thấy u hạt rốn, do gốc chỉ còn dính lại 1 xíu nên được bs lấy ra. Rốn bé đã khô giờ có cần phải theo dõi thêm ko ạ? Xin cảm ơn.
Thi Thi đã bình luận
Cho e hỏi bé nhà e được 4 tháng rưỡi,bị nụ rốn và bác sĩ có đốt cho bé.Nhưng về nhà thì thấy rốn bé bị bỏng xung quanh vùng rốn bị lột miếng da chết da còn da non rất mỏng và rướm máu.Vậy bây giờ e phải làm sao để bé nhanh lành vùng da bị bỏng đó ạ,có phải thoa thuốc gì ko ạ.E cảm ơn !