Sâm đất là một trong những cây thuốc quý có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe hiện nya như giúp lợi tiểu, nhuận tràng và thanh nhiệt. Bộ phận dùng như rễ thân đến lá. Để nhận biết đúng cây sâm đất và tìm hiểu tác dụng của sâm đất theo dõi những thông tin dưới đây.
Cây Sâm đất
Sâm đất và những đặc điểm nhận biết
Tên gọi khác: Sâm nam, sâm rừng hay sâm quy bầu có tên khoa học là: Boerhaavia diffusa L. thuộc họ Hoa phấn Nyctaginaceae .
Cây sâm đất là một cây thảo, sống lâu năm. Rễ mập, hình thoi. Thân phân nhánh nhiều, mọc tỏa sát mặt đất, màu đỏ nhạt, có ít lông. Lá mọc đối, hình trái xoan hay hình trứng, dài 2-4 cm, rộng 1.5-3 cm, gỗ gần hình tim, đầu tù, mặt trên nhẵn, mặt dưới có nhiều lông màu trắng bạc, mép hơi uốn lượn, cuống lá dài 0.5-3 cm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu ngọn thành chùy; lá bắc nhỏ, hình tam giác; hoa màu đỏ tía; đài hình chuông, 4 răng ngắn; nhị 3, không thò ra ngoài; bầu thuôn nhẵn.
Quả hình trụ, phồng ở đầu, có 5 cạnh lồi và lông dính. Mùa hoa quả vào tháng 4-6.
Sâm đất phân bố ở Việt Nam, ở nhiều nước Đông Nam Á, Châu Úc và một số đảo ở Thái Bình Dương. Đây là một cây ưa sáng có thể hơi chịu hạn, thường mọc trên các bãi cát, ruộng trồng hoa màu, ven đường đi ở vùng ven biển. Ở một số nơi thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh còn thấy sâm đất mọc ở các bãi sông, bãi hoang quanh làng.
Bộ phận dùng: Rễ và lá sâm đất.
Công dụng của sâm đất đối với sức khỏe
Sâm đất là một vị thuốc sử dụng rất nhiều ở Việt Nam hay ở các nước trên thế giới như Malaysia, Ấn Độ hay tại các nước Châu Phi hay Nam Mỹ với nhiều công dụng trị ho, lợi tiểu, hạ sốt…
Tại Việt Nam, nhân dân dùng rễ sâm cau đất trị ho, bệnh gan hoặc phù thũng.
Ở Malaysia, nước sắc phần trên mặt đất của sâm đất được dùng để lợi tiểu. Rễ sâm đất có tác dụng tẩy, trị giun và hạ sốt.
Tại Ấn Độ, sâm đất là thuốc bổ trợ dạ dày, trợ tim, bảo vệ gan, nhuận tràng, lợi tiểu, long đờm, trị đái són đau, phù, vàng da, cổ trướng, lách to, bệnh lậu và các viêm nội tạng khác. Với liều trung bình, sâm đất trị hen và với liều lớn có tác dụng gây nôn. Nước sắc rễ được dùng trị loét giác mạc và quáng gà. Ngoài ra, nhân dân Ấn Độ còn dùng bột rễ sâm đất trộn với bột hạt tiêu uống để trị bệnh dịch tả.
Tại các nước Tây Phi, nước sắc rễ trị loét, áp xe và tẩy giun. Rễ và lá có tác dụng long đờm và với liều lớn lại gây nôn. Hay ở một số nước Nam Mỹ, lá và rễ có tác dụng kích thích, bổ, làm ra mồ hôi, tẩy giun và chống co thắt.
Ngoài sâm đất, ở nước ra còn có nhiều loại sâm khác có công dụng tốt đối với sức khỏe ví dụ như: Sâm Cau, sâm Việt Nam, Sâm vũ diệp… Trong đó, Sâm cau được rất nhiều quý ông săn đón đặc biệt là quý ông tuổi trung niên giúp chống lại quá trình mãn dục. Sâm Cau khi kết hợp với các thảo dược có tác dụng tương tự mang lại hiệu quả cao nhất. Sự kết hợp giữa Sâm cau, Nhung Hươu Bắc Cực, Nhân Sâm, Sâm Tỏa Dương, Sâm Tongkat Ali trong Sâm Nhung Cường Lực Tuệ Linh giúp cải thiện đời sống chăn gối, bổ thận tráng dương và chống lại quá trình mãn dục.