Trẻ thiếu tháng, sinh non cần sự chăm sóc và dinh dưỡng đặc biệt. Chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng đòi hỏi sự hiểu biết, kỹ thuật, cẩn thận và chu đáo. Và Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh thiếu tháng cũng cần được quan tâm một cách đặc biệt.
1. Trẻ cần sớm được mẹ ôm ấp
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện với trẻ sơ sinh phát hiện ra rằng những trẻ nhận được sự âu yếm của mẹ ngay sau sinh thường khóc ít hơn, ít giật mình hơn và ngủ sâu hơn những trẻ không nhận được sự chăm sóc này từ mẹ.
Vì thế, việc cho trẻ sơ sinh sớm được gặp người mẹ, tiếp xúc trực tiếp với cơ thể mẹ càng nhiều sau khi sinh được khuyến cáo là cách tốt nhất để giúp trẻ thích nghi với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Phương pháp này đặc biệt tốt đối với trẻ sơ sinh non tháng nhẹ cân còn có nhiều đặc điểm non kém về thể chất lẫn tinh thần.
Việc áp dụng phương pháp cho bé sớm được gặp mẹ sau sinh càng sớm càng tốt. Với mỗi trẻ sinh non đều có những điểm khác nhau nên bắt đầu một cách nhẹ nhàng, thường từ một đến hai lần trong ngày, ấp bé vào ngực mỗi lần ba mươi phút, thay đổi tư thế cho bé bú rồi lại ấp bé vào ngực. Sau đó có thể kéo dài đến vài giờ, thực hiện hai đến ba lần trong ngày.
Khi thực hiện phương pháp này, các mẹ cần quan tâm, tìm hiểu kỹ hơn về sức khỏe của bé. Các mẹ có thể nhận biết bé khỏe bằng cách sờ tay chân bé thấy luôn ấm áp và trẻ cũng có cùng nhịp thở và nhịp tim với mẹ.
Thời gian thích nghi về nhiệt độ của trẻ sơ sinh là từ ba tuần đến một tháng. Do vậy các bà mẹ có thể thực hiện phương pháp này trong khoảng thời gian trên hoặc cho đến khi nhiệt độ cơ thể trẻ ổn định, lúc này trẻ sẽ tự rời mẹ ra.
2. Dinh dưỡng cho trẻ sinh thiếu tháng
Trong mọi hoàn cảnh, và với mọi bé dù là bé sinh thiếu tháng hay đã đủ tháng thì sữa mẹ luôn là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhất là đối với trẻ sinh nhẹ cân và trẻ có bệnh lý. Chưa có một sữa công thức nào có thể đạt được các dưỡng chất có khả năng đề kháng như sữa mẹ.
Đối với trẻ sinh thiếu tháng mà khả năng bú, nuốt và thở của trẻ chưa hoàn chỉnh nên trẻ bú không đạt hiệu quả hoàn toàn được. Do đó, sau khi trẻ bú mẹ cần cho ăn thêm bằng ống tiêm nhỏ giọt hoặc muỗng (thìa).
Đối với trẻ
Đối với trẻ thiếu tháng, mỗi lần cho bé ăn nên cho ăn cách khoảng 1tiếng rưỡi đến 2 tiếng đồng hồ một lần và khoảng cách này sẽ được tăng khi trẻ lớn hơn.
- Trẻ 1,5kilo cách 1,5 tiếng.
- Trẻ 2 kilo cách 2 tiếng.
- Trẻ 3 kilo cách 3 tiếng.
Với những trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì nên cho trẻ ăn thêm sữa bột dành cho trẻ non tháng, lượng sữa chỉ nên cho khoảng 1/3 nhu cầu hàng ngày của trẻ và giảm dần đến khi mẹ đủ sữa hoàn toàn (ví dụ trẻ ăn 150ml sữa chỉ nên cho 50ml sữa bột).
Tuyệt đối bạn không nên cho trẻ bú bình vì trẻ sẽ quen với bình sữa và từ chối bú mẹ, điều này sẽ làm cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ gặp vất vả và khó khăn.
Khi trẻ được tròn 6 tháng tuổi sinh nên tập cho trẻ ăn dặm với nguyên tắc: từ ít đến nhiều, từ mềm đến cứng, từ loãng đến đặc và theo dõi sự tiêu hóa của trẻ.
Cách tính lượng sữa cho trẻ ăn hàng ngày
Ngày đầu tiên sau sinh : 70 – 80 ml cho 1 kilo cân nặng lúc sinh, sau đó tăng 10ml mỗi ngày cho1kg cân nặng nếu trẻ dung nạp sữa tốt (lưu ý chỉ tăng tối đa đến 200ml, không tăng thêm nữa).
Ví dụ: Trẻ sinh 1500gr thì ngày đầu tiên sau sinh ta cho 80 x 1,5kg = 120ml, 120ml chia cho 12 cữ (tức cho ăn mỗi 2 giờ một lần) = 10ml cho mỗi cữ.
Khi trẻ được 8 ngày tuổi :sẽ có lượng sữa tăng thêm là 70ml/kilo: (70ml thêm + 80ml ngày đầu = 150ml), ta tính theo công thức sau:
- Nếu 2 tiếng cho ăn một lần: (150ml x 1,5kg) / 12 cữ = 18ml(225 chia cho 12)
- Nếu 1,5 tiếng cho ăn một lần: (150ml x 1,5kg) / 16 cữ = 14ml
Nguồn: Benh