Giảo cổ lam là một dược liệu rất quý hiếm được phát hiện và sử dụng lần đầu ở Nhật Bản với tên gọi Cây thuốc Trường sinh. Ở trung quốc gọi là Jiaogulan, cây sâm nam. Các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật bản khi nghiên cứ về cây này đã rất ngạc nhiên về những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại cho con người. Dưới đây là một số công dụng và tác dụng chữa bệnh của cây.
Tác dụng của cây thuốc giảo cổ lam
- Tác dụng của giảo cổ lam đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, người thường xuyên uống trà giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu tới 71%. Sở dĩ Giảo cổ lam có tác dụng làm hạ mỡ máu mạch do có chứa hàm lượng cao chất saponin giúp “ tẩy rửa ” các chất béo trong máu, bào mòn các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch, làm từ đó giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch, chống huyết khối, làm tan máu đông, giúp máu lên não được lưu thông ổn định.
- Giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả do có chứa chất phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu.
- Giảo cổ lam cũng có tác dụng giảm béo nhờ vào khả năng hoạt hóa men AMPK, một men có vai trò quan trọng trong chuyển hóa năng lượng của cơ thể, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo và tăng cường chuyển hóa đường, đạm, mỡ, giúp giảm lượng mỡ thừa, từ đó giảm cân hiệu quả.
- Giảo cổ lam chứa nhiều flavonoid, là một chất chống oxy hóa mạnh có khả năng dọn dẹp các gốc tự do trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư. Flavonoid còn có tác dụng chống độc, làm giảm tổn thương gan, tăng chức năng giải độc cho gan.
- Uống trà giảo cổ lam hàng ngày cũng tăng cường máu lên não, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
- Uống nước từ cây thuốc giảo cổ lam hàng ngày để giảm căng thẳng, chống lại quá trình lão hóa, và có giấc ngủ sâu.
- Bảo vệ gan, tăng tiết mật , tăng cường chức năng giải độc gan
- Cây thuốc giảo cổ lam giúp hạ và ổn định đường huyết. Do cơ chế tăng tiết, tăng độ nhạy cảm với insulin. Tuy nhiên, bạn sẽ bị hạ đường huyết đột ngột khi cơ thể mất khả năng điều tiết insulin khiến đường bị tiêu hủy quá mức cho phép.
- Ngăng ngừa ung thư não, phổi, dạ dày, thận, vú, tử cung, da, tuyến tiền liệt, tuyến giáp. Giúp bệnh nhân sau phẫu thuật, chiếu tia xạ, truyền hóa chất ăn ngủ tốt, mau hồi phục sức lực.
- Làm giả đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường, giúp giảm các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
- Làm tăng miễn dịch của cơ thể, bảo vệ gan khỏi tác hại của hóa chất, rượu.
- Chữa các trường hợp viêm phế quản mãn tính, mất ngủ, béo phì.
- Tác dụng tăng lực: Giảo cổ lam làm tăng lực co cơ tới 11,112 kg, cao hơn hẳn Quercetin (1,8) và Phylamin (1,7). Tác dụng này phù hợp với mục đích dùng giảo cổ lam cho các vận động viên thi đấu để nâng cao thành tích ở Nhật Bản và Trung Quốc.
- Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư.
== > Xem thêm : http://www.giaocolam.vn/tac-dung-ki-dieu-cua-giao-co-lam.html
Bài thuốc đông y từ cây giảo cổ lam
Giảo cổ lam có vị ngọt đắng, tính hàn, vô độc, vào các kinh Tỳ, Phế, Tâm và Thận. Có tác dụng ích khí kiện tỳ (tăng cường tiêu hóa), thanh nhiệt giải độc, chỉ khái hòa đàm (chống ho tan đờm), dưỡng tâm an thần. Chủ trị bệnh hậu hư nhược (suy nhược sau khi mắc bệnh), khí hư âm thương ( phần khí, phần âm bị tổn thương), phế nhiệt đàm khái(ho khạc ra đờm do phế nhiệt), khí suyễn, tâm quý thất nhãn (tim loạn nhịp, mất ngủ).
Cách dùng, liều lượng: Mỗi ngày dùng 10 -20g sắc uống hoặc hãm trà uống.
Kiêng kỵ: Không dùng trong các chứng “ hư hàn ”
Một số lưu ý trong cách dùng trà giảo cổ lam
- Nên uống trà vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều giúp cơ thể tỉnh táo, làm việc tập trung và đặc biệt tránh sử dụng trà vào buổi tối, trước lúc đi ngủ để tránh gây ra sự mất ngủ, khó ngủ.
- Trong một số trường hợp những người bị huyết áp thấp, hay bị đường huyết nên ăn no trước khi uống, hoặc thêm một vài nát gững vào trong bình hãm.
- Không nên uống nước trà giảo cổ lam đã để quan đêm vì dễ gây đau bụng, trướng bụng, đi ngoài …
- Phụ nữ đang có thai, đang chảy máu, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, những người đang dùng thuốc chống thải loại khí cấy ghép thì không nên dùng.
== > Xem thêm: Cách dùng giảo cổ lam
Trên đây là những thông tin hữu ích về các đặc tính, công dụng của cây giảo cổ lam. Để tìm hiểu thêm các cách hỗ trợ điều trị và cách chữa bệnh từ cây thuốc quý này các bạn truy cập trên website: giaocolam.vn tham khảo thêm nhé!
Có thể bạn quan tâm: Những tác dụng mang lại khi uống mật nhân