Hiện nay, bệnh đau dạ dày không còn là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em, bệnh gia tăng theo chiều hướng phát triển của xã hội. Với nhiều tác nhân xấu cùng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không đúng cách của mẹ đã vô tình khiến dạ dày của bé yếu đi mỗi ngày. Để giúp bé tạm biệt những cơn đau dạ dày khó chịu, yduoclh.com sẽ cho bé vài lời khuyên nho nhỏ giúp bé mau khỏi bệnh, sớm quay trở lại với cuộc sống đầy thú vị và tười đẹp này.
Nguyên nhân khiến bé bị đau dạ dày
– Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bệnh đau dạ dày ở trẻ em là do trẻ học hành quá tải, lo lắng quá nhiều dẫn đến bị stress.
– Cũng có trường hợp do trẻ bị ba mẹ ép ăn quá nhiều, không kịp tiêu hóa cũng có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày ở trẻ.
– Ngoài ra, loét dạ dày ở trẻ cũng có thể do thuốc, gây tổn thương ở dạ dày nhiều hơn.
Biểu hiện của bé khi bị đau dạ dày
1. Đau bụng
Đây là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ. Đau bụng ở trẻ cũng thường không giống người lớn. Một số kêu đau ở thượng vị nhưng một số lại đau ở quanh rốn. Nhiều trường hợp gia đình cho là đau bụng giun nên đã tẩy giun nhiều lần nhưng vẫn không đỡ.
Đau có thể liên quan đến bữa ăn như đau sau ăn hay thường vào một số thời điểm trong ngày như gần trưa, hoặc chiều. Tuy nhiên nhiều trường hợp đau không liên quan gì đến bữa ăn hoặc thời điểm nhất định trong ngày.
Ở trẻ lớn, đau bụng vùng thượng vị thường giống như người lớn, đau lâm râm, âm ỉ, đôi khi có cảm giác bỏng rát ở thượng vị. Một số ít có cả cơn đau về đêm. Mỗi cơn đau có thể kéo dài vài chục phút đến hàng giờ. Mỗi đợt đau có thể kéo dài hàng tuần đến hàng tháng.
2. Nôn
Nôn và buồn nôn hoặc chán ăn là những triệu chứng rất ít gặp ở trẻ lớn nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gặp nôn tái đi tái lại, kèm theo chậm lớn, mệt mỏi, xanh xao và có thể xuất huyết tiêu hóa.
3. Thiếu máu
Nguyên nhân thường do xuất huyết đường tiêu hóa kéo dài nhiều ngày hoặc xuất huyết ồ ạt do vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc. Điều này làm tổn thương mạch máu dẫn tới thiếu máu cấp tính và nặng. Đây cũng có thể là những lý do đầu tiên khiến trẻ nhập viện.
Ngoài những triệu đặc trưng trên, ở trẻ còn xuất hiện một số biểu hiện để mẹ nhận biết đó là bé bỗng dưng biếng ăn, chán ăn và ăn không ngon; biểu hiện viêm ruột thừa khiến bé đau đớn trong một khu vực dạ dày.
Cách chữa trị đơn giản cho bé tại nhà
1. Chườm ấm
Để làm giảm khó chịu ở dạ dày cho trẻ, cha mẹ trẻ hãy sử dụng một chai nước ấm hoặc tắm nước ấm cho trẻ vì điều này sẽ khiến trẻ dễ chịu và thoải mái hơn. Hoặc bạn có thể đặt một túi sưởi ấm lên trên bụng của trẻ với nhiệt độ vừa phải.
2. Xoa bóp cho bé
Để giúp trẻ dễ chịu hơn và giảm những cơn đau cho trẻ, bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng cho trẻ bằng cách sử dụng dầu ấm hoặc dầu ôliu. Bạn nên xoa bóp dạ dày nhẹ nhàng theo vòng tròn hướng chiều kim đồng hồ.
3. Nước gừng và mật ong
Gừng là một biện pháp khắc phục tại nhà tuyệt vời để điều trị cơn đau dạ dày cho trẻ. Bạn có thể pha 1/4 muỗng cà phê nước gừng tươi cùng với 1/2 muỗng cà phê mật ong và cho trẻ uống 2 lần/ ngày để giúp giảm bớt các vấn đề tiêu hóa – nguyên nhân gây nên chứng đầy hơi, đau bụng, cơn ho hoặc những cơn đau khác trong dạ dày. Tuy nhiên gừng không nên được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
4. Sữa chua
Sữa chua từ lâu đã được coi là một thực phẩm rất hữu ích để giúp giảm đau dạ dày vì nó có chứa nhiều khuẩn sữa có ích, tạo cân bằng về vi khuẩn trong dạ dày và đường ruột. Bạn có thể chọn sữa chua không đường cho trẻ ăn để giúp cho hệ thống tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định và thường xuyên hơn, chấm dứt sự đầy bụng khó chịu cho trẻ.
5. Cho bé uống nhiều nước
Ngay cả khi trẻ đang bị những cơn đau dạ dày hành hạ, bạn vẫn nên cung cấp thật nhiều nước cho trẻ bởi vì thực tế việc cơ thể mất chất lỏng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn với trẻ nhà bạn.
6. Nước ép trái cây
Nước chanh pha lẫn với nước ấm cũng giúp đỡ giảm đau dạ dày, giảm đau bụng và táo bón cho trẻ mặc dù nó có chứa axít. Ngoài ra, một chế độ ăn trái cây tươi và nước ép trong ngày cũng rất hữu ích điều trị đau dạ dày ở trẻ. Theo đó, bạn có thể cho trẻ ăn trái cây tươi và uống nước trái cây như cam, táo, lê, nho và đu đủ nhé.
Cách ăn uống để tránh kích thích niêm mạc dạ dày
1. Ăn đúng cách
- Chia thức ăn làm nhiều bữa trong ngày để nương nhẹ chức năng tiêu hóa của dạ dày.
- Ăn điều độ, không để trẻ quá đói hoặc ăn quá no.
- Không ăn thức ăn quay, rán.
- Thức ăn không quá nóng hoặc quá lạnh vì làm cho dạ dày co bóp mạnh. Nhiệt độ thức ăn, nước uống thích hợp là 40o-50oC.
2. Sử dụng các loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Thức ăn giảm tiết acid dịch vị: mật ong, đường, bánh quy, dầu thực vật…
- Thức ăn trung hòa acid dịch vị: sữa, trứng.
- Thức ăn bọc hút niêm mạc dạ dày, ít mùi vị: gạo nếp, bột sắn, khoai, bánh mỳ.
- Ít xơ sợi: rau củ non.
- Đồ uống: nước chín, nước chè loãng.
- Chế biến thức ăn nên hấp luộc, nấu chín hầm nhừ, nghiền nát hoặc xay nhuyễn để giảm kích thích tiết dịch vị và được vận chuyển nhanh qua dạ dày.
3. Hạn chế các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày
- Các loại nước sốt, nước luộc thịt, dăm bông, lạp xường, xúc xích.
- Thức ăn cứng dai, nhiều xơ sợi: Thịt có gân, sụn, rau sống, rau quả nhiều chất xơ.
- Thức ăn chua, dưa cà, hành muối, hoa quả chua.
- Gia vị, dấm ớt, tỏi, hạt tiêu.
- Nước chè, cà phê đặc.
Chú ý: Bệnh đau dạ dày ở trẻ em nên tránh những loại thực phẩm chế biến sẵn chẳng hạn như: phô mai, sô cô la, các sản phẩm từ sữa, các loại gia vị cay nóng.
Nếu bạn giúp bé tuân thủ nghiêm túc chế độ ăn uống và điều trị trên đây, con bạn sẽ sớm chữa lành được các vết thương do loét dạ dày gây ra, giảm được các cơn đau dạ dày hành hạ bé, bé sẽ ăn ngon miệng, hồng hào và lớn nhanh hơn trông thấy.
Tổng hợp-yduoclh.com
Oanh đã bình luận
Con đc 13t, con mới bị lần đầu, ăn gì vào đều nôn hết