Trẻ sơ sinh cần được thường xuyên bế lên và bồng ẵm. Những thao tác này phải được thực hiện hết sức nhẹ nhàng và nhuần nhuyễn dù trẻ thường cứng cáp hơn bạn tưởng, nhưng cũng đừng vì thế mà sốc trẻ hoặc bồng ẵm trẻ mạnh tay. Bài viết này chúng tôi muốn cung cấp đến cho bạn đọc những kỹ thuật về cách thay đổi tư thế cho trẻ.
Luôn đặt trẻ ở tư thế nằm ngửa ngủ
1. Cách bế trẻ lên từ tư thế nằm ngửa
Trẻ sơ sinh phải luôn được đặt nằm ngửa khi ngủ hoặc khi thay tã. Chính vì vậy bạn phải thường xuyên bế trẻ lên từ tư thế này. Nếu con bạn đang ngủ tốt nhất là bạn đánh thức bé nhè nhẹ trước khi bạn bế bé lên. Khi bạn chưa nhuần nhuyễn, thao tác bế lên này có thể gây đột ngột và gây giật mình rất có thể làm cho em bé khóc. Trong tình huống đó bạn nên cười nói dịu dàng với bé hoặc nhẹ nhàng dùng tay khều má bé khi chuẩn bị bế bé lên. Sẽ dễ dàng hơn khi bạn cúi sát xuống trước khi nâng bé lên.
Bước 1. Đỡ lấy gáy và mông của trẻ : Cúi sát về phía bé và luồn một bàn tay dưới đầu và cổ bé đồng thời tay kia đỡ mông trẻ. Bạn cũng có thể luồn tay từ bên hông hay từ giữa hai chân bé. Vài lời dịu dàng của bạn sẽ trấn an em bé và tạo cho bé cảm giác an toàn.
Buớc 2. Nhẹ nhàng nâng bé lên : Vẫn còn cúi hẳn về phía trước, bạn đỡ lấy toàn bộ trọng lượng của cơ thể vào hai bàn tay, bảo đảm đầu của bé phải được giữa vững. nói với bé và nhìn vào mắt bé trong khi nhẹ nhàng nâng bé lên.
Bước 3. Đưa bé vào tầm ngực của bạn: Bạn đứng thẳng hơn và xoay cho bé song song với cơ thể của bạn, đưa bé về phía ngực của bạn. cố giữ cho đầu bé hơi cao so với thân mình.
Bước 4. Để bé nằm trên chỗ gấp khuỷu tay : Khi đưa bé vào sát ngực của bạn, hãy luồn bàn tay đang đỡ mông bé lên để đỡ cả đầu bé. Gập cánh tay kia của bạn lại ngang với thân mình bạn và để đầu bé tựa trên chỗ gập đó, cho bé nằm dọc theo cánh tay. Dùng bàn tay còn lại để đỡ phụ cánh tay ấy.
2. Bế trẻ lên từ tư thế nằm sấp
Mặc dù bạn thường xuyên phải bế bé lên từ tư thế nằm ngửa nhưng đôi khi bạn cúng phải nâng chúng lên từ tư thế nằm sấp, ví dụ khi trẻ lăn mình sang bên lúc đang nằm ngủ. lúc đầu bạn có thể thấy lúng túng với tháo tác này.
Bước 1. Dùng tay đỡ lấy cổ và bụng của bé : Luồn một bàn tay giữa hai chân của bé sao cho lòng bàn tay tiếp xúc với ngực của bé. Nhẹ nhàng đặt lòng bàn tay kia dưới má của bé, bảo đảm đỡ lấy đầu của bé cho vững vàng.
Bước 2. Nâng và xoay bé về phía bạn : Từ từ nâng bé lên, giữ vựng trọng lượng cơ thể của bạn. giữ đầu bé cao hơn thân mình bé, dùng chỗ gập của cánh tay bạn để đỡ lấy đầu của nó.
Bước 3. Ẵm bé trong vòng tay của bạn : Khi xoay bé về phía bạn, hãy đặt bàn tay đang ở giữa hai chân của bé xuống dưới mông nó. Hạ thấp cánh tay kia của bạn để đầu bé tựa vào chỗ gập ở khuỷu tay và cẳng tay của bạn đỡ dọc theo thân mình của bé.
Bế tré lên không đúng cách : Khi bạn đỡ lấy cổ của trẻ, phải đảm bảo là đầu bé thẳng hàng với cả cơ thể. Đừng nâng đầu bé ngửa ra sau nhiều hơn so với cơ thể, hay đè mạnh vào cổ của trẻ, vì như thể sẽ làm trẻ khó thở.
3. Cách đặt bé xuống
Bé thích được cảm giác bồng ẵm trên tay bạn và muốn cả ngày được bồng bế. tuy nhiên điều này sẽ ít sãy ra vì bạn phải đặ trẻ xuống khi thay tã hoặc để trẻ ngủ trong nôi hoặc trên giường. hãy đặt con bạn xuống một cách thoải mái và tự tin. Một vài các công trình nghiên cứu đã cho thấy đặt trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa hay nằm nghiêng sẽ giảm bớt tối đa nguy cơ bị hội chứng đột tử nơi trẻ sơ sinh (sudden infant death syndrome). Thế nên trong ba tháng đầu đời, hãy luôn đặt bé nằm ngửa.
Bước 1. Nhẹ nhàng đưa bé ra xa bạn : Từ thế bồng ẵm, nhẹ nhàng đưa hai tay cánh tay bạn ra sao cho một bàn tay nâng đầu và cổ bé, bàn tay kia đỡ lấy mông bé. Chậm rãi đưa bé ra xa bạn về phía một mặt phẳng có lót đệm.
Bước 2. Đặt bé xuống : Xoay cơ thể bé sao cho thẳng góc với bạn. cúi mình sát xuống chiếu hay nệm và từ từ đặt bé trên mặt phẳng, mông xuống trước.
Bước 3. Lấy tay bạn ra : Sau khi mông của bé đã tiếp xúc với mặt phẳng, nhẹ nhàng lấy bàn tay dưới mông ra, rồi đặt tiếp thân trên và đầu của bé xuống. Cẩn thận giữ đầu bé cho tới khi bé thoải mái yên vị trên mặt phẳng, rồi nhẹ nhàng rút tay bạn ra.
Thu Hằng – YduocLH