Sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu giúp trẻ phát triển được toàn diện và phòng chống được nhiều bệnh tật. Nhưng không phải lúc nào trẻ cũng nên bú sữa mẹ. Vậy khi nào thì mẹ không nên cho trẻ bú?
Khi mẹ bị áp xe vú: Khi đó vú sẽ bị sưng tấy lên và ở trong đó có mủ. Áp xe vú ăn rất sâu nên mủ có thể lan đến tuyến sữa, do đó khi trẻ bú có thể bú cả sữa lẫn mủ apxe, rất có hại cho trẻ. Trường hợp này nên cho trẻ ăn tạm sữa ngoài, cháo sữa, bột sữa… chờ cho mẹ khỏi mới bú trở lại.
Khi mẹ mắc các bệnh kinh niên : Lao phổi (đặc biệt trong thời khi bộc phát), suy tim nặng, thiếu máu nặng… Trong những trường hợp này nên kiêng hẳn sữa mẹ, thay bằng các thức ăn đã nói trên. Còn những trường hợp mẹ bị những bênh cấp tính: cúm, tiêu chảy, sốt, quai bị… thì không cần bỏ bú hẳn mà chỉ cần cách ly trong vòng một hai ngày. Trong thời gian cách ly, đến giờ cho con bú thì vắt hay hút hết sữa trong vú ra rồi bỏ đi và mẹ cũng ăn nhẹ, uống nước như đã hướng dẫn để tuyến sữa vẫn làm việc đều. khi cho trẻ bú lại người mẹ nhớ rửa sạch vú.
Khi có thai 4 -5 tháng : Lúc này sữa đã chuyển thành sữa đầu hay sữa non là loại sữa cho trẻ sơ sinh. Nếu cứ tiếp tục bú, trẻ sẽ chậm lớn, xanh xao. Cần cho trẻ thôi bú.
Khi trẻ được 12 – 18 tháng , lúc này sữa mẹ ít đi không đủ chất cho sự phát triển của cơ thể trẻ.
Lưu ý khi thôi cho bú : phải thôi từ từ. Khi trời quá nóng hoặc quá lạnh không nên cho trẻ thôi bú vì khi đó cơ thể non nớt của trẻ phải chống đỡ với thời tiết nên dễ bị ốm đau.
Không nên thôi bú cho trẻ khi trẻ mới khỏe sau một thời gian ốm bệnh mà phải chờ cho trẻ khỏe hoàn toàn.
Kinh nguyệt không ảnh hưởng gì đến sữa nên khi hành kinh vẫn cho trẻ bú như bình thường.
thu hằng đã bình luận
cho em hỏi .con em được 6 tháng mà 8kg, mà nó bỏ bú sữa mẹ.vậy trong 6 tháng nó bỏ bú sửa mẹ có sao ko vậy.sin cho em ý kiến