Phụ nữ mang thai và cho con bú có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao hơn so với mức bình thường. Nếu chế độ ăn của bà bầu không hợp lý, không đảm bảo đủ về số lượng cũng như chất lượng sẽ là nguyên nhân của suy dinh dưỡng bào thai, trẻ sinh nhẹ cân. Bài viết dưới đây cung cấp nhu cầu khuyến nghị các chất dinh dưỡng cho bà mẹ có thai và cho con bú theo bảng nhu cầu khuyến nghị cho người Việt Nam năm 2016.
Xem thêm:
- Phụ nữ mang thai nên ăn gì
- Thực phẩm tốt cho bà bầu
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
- Bà bầu nên ăn gì
- Bà bầu không nên ăn gì
1. Nhu cầu protein (chất đạm)
Protein là thành phần cơ bản của các vật chất sống. Protein tham gia vào cấu tạo tế bào, hormon, các enzym (men), kháng thể, hoạt động điều hòa chuyển hoá, duy trì cân bằng dịch thể, vận chuyển các chất dinh dưỡng qua thành ruột vào máu và từ máu đến các mô của cơ thể và qua màng tế bào.
Các thực phẩm cung cấp protein động vật bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, thủy hải sản… Các thực phẩm cung cấp protein thực vật bao gồm đậu tương, đậu xanh, các loại đậu khác và vừng lạc.
Nhu cầu khuyến nghị protein cho bà mẹ có thai và cho con bú
Nhu cầu khuyến nghị chất lượng protein
Chất lượng protein được quy định bởi các acid amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp, cần cung cấp từ thực phẩm. Tổng như cầu amino acid thiết yếu là251mg/kg/ngày
2. Nhu cầu lipid (chất béo)
Lipid trong cơ thể tham gia vào cầu tạo màng tế bào và dự trữ trong các mô như nguồn năng lượng dự trữ của cơ thể, là dung môi hòa tan các vitamin tan trong chất béo, là thành phần cung cấp năng lượng quan trọng trong khẩu phần.
Nguồn cung cấp lipid là dầu, mỡ và các loại hạt có dầu như lạc, vừng, hạt điều…Tỷ lệ lipid động vật/lipid tổng số đối với người trưởng thành hiện nay là không nên vượt quá 60%.
Để giúp cơ thể tăng cường hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E, K), đồng thời chủ động phòng thừa cân, béo phì, nhu cầu lipid được khuyến nghị từ 25 đến 30% năng lượng tổng số, tối thiểu cũng đạt 20% năng lượng của khẩu phần.
Tiêu thụ lipid quá thấp trong bữa ăn hàng ngày, không những ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và thần kinh mà còn nhiều cơ quan khác của của thai nhi. Thiếu Lipit trong bữa ăn làm giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe bà mẹ và dự trữ mỡ cho tạo sữa sau sinh. Bà mẹ mang thai ăn thiếu lipit có thể dẫn đến hậu quả là không đạt mức tang cân trong thai kỳ, không bài tiết đủ lượng sữa và thiếu dinh dưỡng do thiếu protein năng lượng. Ngược lại, tiêu thụ quá nhiều lipid có thể dẫn đến thừa cân, béo phì, ảnh hưởng đến phát triển của thai cũng như một số bệnh mạn tính không lây và hội chứng rối loạn chuyển hoá cho mẹ.
Nhu cầu khuyến nghị lipid
Nhu cầu khuyến nghị chất lượng lipid
Acid béo no không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần. Để làm được điều này, có thể tăng cường sử dụng các loại dầu thực vật và hạn chế tiêu thụ các loại mỡ động vật.
Các acid béo không no phải đảm bảo cung cấp 11-15% năng lượng. Để đạt được điều này, cần tăng cường tiêu thụ các loại dầu thực vật và cá mỡ.
3. Nhu cầu glucid (chất bột)
Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động của cơ, não bộ và tránh gây toan hóa máu. Trong khẩu phần ăn hàng ngày hơn 1/2 số năng lượng là do glucid cung cấp.
Nguồn glucid chủ yếu trong khẩu phần là từ gạo, bún, miến, phở, khoai, củ…
Năng lượng do glucid cung cấp nên dao động trong khoảng 55-65% năng lượng tổng số, trong đó các glucid phức hợp nên chiếm 70%. Không nên ăn quá nhiều glucid tinh chế như đường, bánh kẹo, bột tinh chế hoặc gạo đã xay xát kỹ.
Nhu cầu khuyến nghị glucid
4. Nhu cầu chất xơ (fiber)
Chất xơ có tác dụng nhuận tràng, kích thích khả năng hoạt động của ruột già, tăng khả năng tiêu hóa đồng thời cũng là tác nhân tham gia thải loại các sản phẩm oxi hóa, các chất độc hại trong thực phẩm ra khỏi cơ thể, giảm được nguy cơ về các bệnh ung thư đại tràng, ruột kết, giảm lượng cholesterol trong máu, giảm các bệnh tim mạch, điều hòa đường huyết và làm giảm đậm độ năng lượng trong khẩu phần.
Đối với phụ nữ có thai, chất xơ giúp giảm táo bón, làm nhẹ các dấu hiệu nghén và giúp ăn ngon miệng hơn.Tuy nhiên, chất xơ còn hấp thụ một số chất có hại cho sức khoẻ. Chất xơ có nhiều trong rau, hoa quả, ngũ cốc (nhất là các loại hạt toàn phần), khoai củ.
Nhu cầu khuyến nghị chất xơ
Theo Hướng dẫn quốc gia – Dinh dưỡng cho phụ nữ có thai và cho con bú – Bộ Y Tế