Sau khi sinh bé được một vài tuần, rất nhiều bà mẹ đã có thể nắm được lịch thức giấc cũng như thời gian cần cho bé bú vào ban đêm. Nhưng không phải người mẹ nào cũng hiểu biết rõ về việc bú đêm của trẻ, nhất là những phụ nữ có con đầu lòng.
1. Dinh dưỡng cho em bé bú sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn bổ dưỡng, thơm ngon và có thể đáp ứng vào bất kỳ lúc nào trong ngày cho bé sơ sinh dưới 12 tháng tuổi (đặc biệt là trong 6 tháng đầu đời). Khi bé bú sữa mẹ, bé sẽ không phải ăn thêm bất kỳ thứ gì nữa. Khi trẻ còn nhỏ, mỗi lần bú mẹ, bé chỉ bú với 1 lượng sữa vừa phải, nhưng những lần bú của bé cần phải thường xuyên, vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa với dạ dày non nớt của bé.
2. Bé chỉ bú ngày là không đủ
Đúng. Vì dạ dày của bé còn nhỏ, nên mỗi lần bú, bé chỉ bí được 1 lượng sữa nhất định , vậy nên việc bé thức giấc và đòi bú vào đêm là việc không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của bé. Thêm vào đó, ban đêm bé khát nước và bé sẽ giải khát bằng những ngụm sữa loãng còn gọi là sữa “đầu”.
3. Lượng sữa của mẹ phụ thuộc vào lượng prolactin trong máu
Đúng. Khi bé bú mẹ, việc mút sữa của bé tác động vào các đầu dây thần kinh vú. Các tín hiệu từ đó tới tuyến yên, nơi tổng hợp chất kích thích sữa tự nhiên vô cùng quan trọng prolactin (PRL). Hoóc-môn này đạt được sự tích tụ cao nhất vào buổi tối. Vì vậy, việc cho bé bú mẹ vào ban đêm góp phần tạo sữa mẹ với dung lượng cần thiết cho bé. Bạn đừng ngại khi phải thức giấc và cho bé bú 2 – 3 lần trong quãng từ 3 đến 8 giờ sáng nhé.
4. Bé chỉ đòi bú đêm trong mấy tháng đầu đời
Đúng. Việc bé đòi bú vào ban đêm chỉ diễn ra trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ. Sau 6 tháng tuổi sinh lý cơ thể trẻ thay đổi nên không còn cần thiết phải cho bú về đêm. Nếu sau 6 tháng tuổi bé vẫn còn đòi bú đêm, bạn cần tập cho bé cai dần, nếu không bé sẽ còn thức đêm đòi bú khá lâu sau nữa, và việc này cũng làm ảnh hưởng tới sức khỏe và giấc ngủ của mẹ.
Khi trẻ bước dần sang tháng thứ 2, 3 trở đi nên từ từ “rèn” cho bé thói quen ban ngày là thời gian thức và chơi, còn ban đêm là thời gian ngủ. Những lúc bé bú đêm cần bật đèn có độ sáng yếu, không nói chuyện và đừng chơi với bé. Bạn cho bé bú no, rồi cho bé tiếp tục ngủ.
5. Bé có thể ngủ trong lúc đang bú
Đúng. Nếu bé thiếp đi khi đang bú. Bạn chờ một chút cho bé tự thả núm vú, rồi mới nhẹ nhàng đặt bé vào nôi.
6. Nếu bé cần bú bình
Nếu người mẹ không có đủ sữa, bé cần được bổ sung thêm sữa ngoài để đảm bảo bé được đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển tốt nhất. Và bé bú sữa bình cũng cần bú đêm giống như bé bú sữa mẹ để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.
7. Thời gian giữa những lần cho bú có thể lâu hơn nhờ cho bé bú no bữa tối
Sai. 6 tháng đầu đời nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoàn toàn. Giai đoạn này không thể nào cho bé bú nhiều hơn bé có thể. Khi lớn hơn một chút, bé bắt đầu dần dần được ăn dặm thêm. Lúc này các bác sĩ có thể khuyên ban ngày cho bé ăn thức ăn đặc, chiều tối cho bé khẩu phần nhẹ và lỏng hơn.
Việc bạn cho bé ăn tối thật no để đêm ít thức dậy là việc không nên và không được khuyến khích làm với trẻ. Thức ăn như cháo chẳng hạn buổi tối sẽ khó tiêu hơn. Bé được cho ăn như vậy sẽ hay quấy và khó ngủ.
8. Bé tỉnh giấc ban đêm vì đói
Sai. Thực tế, những cơn đau bụng (thường vào 3 tháng đầu sau sinh) hoặc khó chịu vì tã ướt có thể đánh thức bé. Răng nhú cũng có thể làm giấc ngủ của bé không yên. Đôi khi trẻ thức dậy vì trong phòng quá nóng.
9. Nên pha sữa mới cho mỗi lần bú
Đúng. Nếu trong lần bú trước, bé không bú hết sữa trong bình thì bạn cũng đừng nên tiếc mà để lại. Hãy rửa sạch và thanh trùng bình sữa sau khi dùng để phục vụ cho những lần bú sau của bé. Để sữa lâu trong bình sẽ là điều kiện và môi trường thuận lợi để các vi khuẩn sản sinh. Điều này đặc biệt không tốt cho trẻ sơ sinh.
Nguồn: Me&Be