Những thay đổi ở da luôn làm các sản phụ khó chịu dù chúng sớm biến mất sau khi sinh và dù cho tình trạng sức khỏe của họ vẫn tốt. Tuy nhiên các bà mẹ và ông chồng cũng cần nên biết một vài thông tin về những sự thay đổi này, đặc biệt là những cặp vợ chồng trẻ, mang thai lần đầu. Điều này tránh những sự hoang mang tâm lý không đáng có và có ảnh hưởng đến thai nhi.
Xem thêm: Tổng hợp những dấu hiệu có thai chính xác nhất
Hình ảnh minh họa.
Thay đổi sắc tố da
Da sậm màu là một thay đổi phổ biến của người phụ nữ trong thai kỳ, tùy mức độ sậm khác nhau, tùy theo màu da của từng người. Sản phụ có nước da trắng thì ít thay đổi hơn, trong khi đó người có nước da bánh mật thì sậm da rất rõ, các vùng cơ thể như đầu vú, bụng bộ phận sinh dục vẫn còn sậm màu sau khi sinh xong.
Khoảng tuần thứ 14, đầu vú, quầng vú và đường giữa bụng bắt đầu sẫm màu. Đường sậm màu giữa bụng có thể dày đến 2cm và kéo dài từ vung lông mu đến rốn, có trường hợp lên đến xương ức. Rốn cũng có xu hướng sậm màu và bị căng giãn ra trong ba tháng cuối, đến tuần thứ 40 thì rốn gần như bẹt hoàn toàn. Sau khi sinh, rốn mới trở lại bình thường, nhưng phải đợi vài tháng mới hết hẳn hoặc khi có còn một vết mờ.
Các vết bớt, nốt ruồi, tàn nhang hay vết sẹo mới, đặc biệt ở vùng bụng, đều có thể sậm màu hơn trong thời gian mang thai. Sự thay đổi này càng ngày càng rõ rệt khi da tiếp xúc với ánh nắng, nhưng sẽ mau trở lại bình thường sau khi sinh. Đôi khi xuất hiện các vết sạm ra, càng tiếp xúc với ánh nắng thì càng sạm nhiều. Hiện tượng này, sẽ mất dần ngay sau sinh và có thể mất hoàn toàn sau vài tháng.
Có thể bạn quan tâm:
- Nám da sau sinh
- Cách trị nám da
- Chữa trị tàn nhang
Thay đổi kết cấu da
Không thể đoán trước chiều hướng biến đổi của làn da bạn, đặc biệt là da mặt, khô hơn hay nhờn hơn, tốt hơn hay xấu hơn trong thai kỳ. Các nội tiết tố thai kỳ đưa máu đến nuôi da nhiều hơn đồng thời gây nhiều thay đổi ở da. Progesterone kích thích tiết chất nhờn nên làm da nhờn, đôi khi xuất hiện các nốt sạm da ở mặt và lưng. Sự tăng giữ nước trong cơ thể làm cho mặt bạn trở lên tròn hơn, có thể gây phù, tùy hình dạng khuôn mặt của bạn. Tuy nhiên, những thay đổi trên đều là bình thường và sẽ biến mất khi bạn sinh xong.
Rạn da
Rạn da xuất hiện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: Một là khi cơ thể chúng ta phát triển nhanh trong độ tuổi mới lớn; hai là khi chúng ta tăng trọng lượng nhanh trong một thời gian ngắn; ba là khi mang thai. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này chỉ là một, đó là sự rách các bó collagen. Collagen chính là bộ xương của da; nó là một mạng lưới chằng chịt các bó sợi đàn hồi giúp da dễ dàng co giãn khi chúng ta cử động hoặc khi cơ thể phát triển. Trong thai kỳ, các nội tiết tố giới tính tăng cao trong tuần hoàn, mà các nội tiết tố này có tác dụng phá vỡ protein và lấy chũng khỏi cấu trúc da, nên đã làm rách các bó collagen và làm cho da mỏng hơn. Những chỗ da căng mỏng chính là các vết rạn da.
Hình ảnh minh họa .
Trong trường hợp chúng ta tăng cân quá nhanh, khi đó lớp mỡ dưới da làm các bó collagen giãn quá mức sẽ gây rạn da.
Trong thai kỳ, các vết rạn da xuất hiện ở ngực, bụng, đùi, mông và có màu hồng nhạt. Sau khi sinh chúng sẽ co lại và có màu bạc.
Xem thêm: Sử dụng hà thủ ô bao lâu giúp đen tóc?
Vi Hằng – YduocLH