Sau khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày mong đợi, bạn và gia đình vui mừng khi đón nhận thành viên mới. Sau khi sinh, bạn được tạo điều kiện dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi và chăm sóc em bé.
Bên cạnh đó, việc chăm sóc bản thân người mẹ cũng là một vấn đề không kém quan trọng bởi nó sẽ giúp duy trì một nguồn sữa tốt cho trẻ, tinh thần mẹ khỏe mạnh hay chính là phát hiện ra những điều bất thường trong sức khỏe của mẹ. Sau đây là một vài hiện tượng sức khỏe có thể gặp ở người sau khi sinh mà bạn cần biết
Đau từng cơn sau khi sinh
Trong 2 – 3 ngày đầu sau khi sinh, bụng dưới sẽ cảm thấy đau. Đây là đau từng cơn sau khi sinh. Do sự co hồi của tử cung hồi phục đến kích cỡ vốn có mà đau. Đặc biệt là ở những người đã sinh vài lần thì cơn đau này sẽ mạnh hơn.
Do cơn đau này chủ yếu là thúc đẩy sự co hồi sự nguyên trạng của tử cung nên bạn cũng đừng quá lo lắng. nếu trường hợp mà đau quá có ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của bạn thì bạn nên báo cho bác sỹ biết.
Đau bụng là hiện tượng hay gặp sau khi sinh.
Đau ở chỗ khâu của tầng sinh môn
Đau ở chỗ khâu lại của tầng sinh môn kéo dài khoảng 4 – 5 ngày, sau cắt chỉ vào ngày thứ 5 – 7 thì cơn đau sẽ giảm dần.
Nếu như đau quá bạn có thể đắp khăn ấm thấm nước lên trên bụng hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo sự tư vấn của bác sỹ.
Sốt sau khi sinh
Do âm đạo và tử cung cũng bị tổn thương sau khi sinh nở, nếu bị vi khuẩn xâm nhập vào sẽ dẫn đến hiện tượng sốt cao. Đây là hiện tượng sốt sau khi sinh. Tình hình trở nên nghiêm trọng khi nhiệt độ liên tục duy trì trên 38 độ C đồng thời có thể kèm theo đau bụng dưới.
Thời gian có sản dịch sau khi sinh nở, bên cạnh việc thường xuyên thay băng vệ sinh thì còn phải rất chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn.
Viêm bàng quang và viêm bể thận
Viêm bàng quang thường do nhiễm trùng. Chúng xuất hiện với các chứng thường xuyên muốn đi tiểu và đi bị rát. ở những trường hợp nặng hơn thấy đi tiểu đau và có máu, cùng với đau ở bụng dưới kéo dài sau khi đã đi tiểu xong. Cơn bệnh cấp chữa bằng kháng sinh và uống nhiều nước.
Viêm bể thận cũng bị do nhiễm trùng, có thể phát hiện trong bất kỳ trường hợp nào gây tắc dòng chảy của nước tiểu. triệu chứng thường gặp là đau vùng thắt lưng, run và sốt cao.
Chú ý giữ gìn vệ sinh phần âm môi và khồn được nhịn tiểu, đây là cách phòng viêm bàng quang và viêm bể thận tốt nhất.
Thiếu máu
Do bị chảy máu nhiều khi sinh nên các bà mẹ ít nhiều đều có hiện tượng thiếu máu. Bạn nên bổ sung thêm viên sắt hoặc trên phương diện ăn uống, sử dụng nhiều thức ăn có chất sắt.
Táo bón và bệnh trĩ
Sau khi sinh do chỗ khâu ở tầng sinh môn đau và hiện tượng lười vận động, thích nằm trên giường của các bà mẹ sẽ rất dễ dấn đến tình trạng táo bón. Táo bón làm chấm sự co hồi của tử cung. Do vậy phải uống nhiều nước và tập thói quen vận động, đi vệ sinh vào buổi sáng.
Nếu khoảng ba ngày sau khi sinh vẫn không đi đại tiện được thì nên đến gặp và nhận sự tư vấn của các bác sỹ về chế độ sinh hoạt, luyện tập, ăn uống cũng như cạc dùng thuốc điều trị táo bón.
Trong quá trình mang thai thường dễ bị trĩ, lại thêm sau khi sinh tầng sinh môn bị đau sẽ khiến cho bệnh trĩ trở lên nghiêm trọng hơn. Một khi có bênh trĩ, ngoài việc cố gắng đừng để mình bị táo bón ra thì việc chú ý đến thức ăn là vô cùng quan trọng. nếu thấy khó khăn hãy đến gặp bác sỹ để được điều trị kịp thời.
Vi Hằng – YDuocLH