Bị trĩ sau sinh là một căn bệnh mà rất nhiều chị em phụ nữ đang mắc phải gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như tâm lý người bệnh. Những tổn thương vùng hậu môn còn có thể làm ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc em bé. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn giải quyết nỗi lo bệnh trĩ sau sinh.
Mục lục
Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ sau sinh?
Trĩ là tình trạng giãn nở các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Ở phụ nữ mang thai và sau sinh, bệnh thường gặp trong ba tháng cuối của thai kỳ và một tháng sau khi sinh. Trong một nghiên cứu trên 280 phụ nữ đã sinh con thì có khoảng 43% người mắc bệnh trĩ.
Bệnh trĩ là do áp lực lên các tĩnh mạch trong trực tràng hoặc hậu môn của bạn. Tĩnh mạch có van để giúp máu chảy về tim của bạn. Nhưng khi các van này bị suy yếu vì áp lực, máu có thể đọng lại trong các tĩnh mạch. Điều này làm cho chúng sưng lên, tương tự như cách hình thành chứng giãn tĩnh mạch chân.
Phụ nữ mang thai có thêm trọng lượng của em bé trong bụng sẽ làm tăng áp lực lên vùng xương chậu khiến máu khó trở lại từ vùng xương chậu. Ngoài ra, trong quá trình mang thai cũng như sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ thường phải chịu nhiều áp lực cũng như biến đổi từ bên trong, khiến họ có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ.
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị trĩ sau sinh, trong đó chủ yếu là những lý do sau đây:
- Đã từng bị trước khi mang thai: Nếu trước khi mang thai, người mẹ đã từng bị trĩ thì bệnh sẽ có xu hướng nặng hơn với các biểu hiện như chảy máu, thuyên tắc búi trĩ, viêm phù nề… Bệnh trĩ sau sinh có khả năng tái phát cao đối với người có tiền sử mắc trước khi mang thai. Tình trạng này có thể diễn biến năng hơn thậm chí gây viêm tắc nghiêm trọng.
- Thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: trong quá trình mang thai, nồng độ progesterone ở mẹ tăng cao, khiến tĩnh mạch dãn ra và ngày càng ứ máu. Hậu quả là, phụ nữ đã từng bị trĩ dễ tái phát bệnh trở lại khi mang thai và sinh con.
- Thay đổi chế độ ăn uống khi mang thai
- Di chuyển ít hơn: Phụ nữ trong suốt thời gian mang thai thường phải ngồi nhiều, cơ thể nặng nề khó di chuyển. Chính vì vậy lâu ngày sẽ khiến phân bị lưu lại ruột, tái hấp thụ nước gây ra táo bón.
- Quá nhiều sắt do uống thuốc bổ sung sắt
- Em bé đang lớn đè lên đường ruột của mẹ và ảnh hưởng đến tiêu hóa: Thai nhi càng lớn, áp lực lên vùng trực tràng hậu môn càng lớn, khiến mạch bị chèn ép, máu khó lưu thông, căng phình lên, các mạch máu dãn nở hình thành trĩ.
- Sau khi sinh em bé cũng thường bị táo bón. Ở nhiều phụ nữ, điều này có thể là do sự kết hợp của việc thay đổi nội tiết tố, thuốc giảm đau, mất nước hoặc sợ đau do trĩ hoặc vết cắt tầng sinh môn (vết cắt phẫu thuật được thực hiện giữa âm đạo và hậu môn khi bạn sinh).
Bệnh trĩ có thể trở nên tồi tệ hơn khi bị căng và táo bón. Nếu bạn bị trĩ khi mang thai, bạn sẽ có thể bị trĩ sau sinh nặng hơn.
Các triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh
Trĩ có thể ở bên trong, nơi chúng hình thành bên trong trực tràng. Chúng cũng có thể ở bên ngoài, nằm xung quanh lỗ hậu môn. Các triệu chứng của bệnh trĩ sau sinh bao gồm:
- Đau ở vùng hậu môn: Khi búi trĩ bị tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, bạn có thể cảm thấy đau.
- Nứt, rát hậu môn: Bệnh trĩ nếu để lâu và không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ làm hậu môn bị nứt, gây đau rát, khó chịu và chảy máu khi đi vệ sinh.
- Ngứa vùng hậu môn: Khi bệnh trĩ khởi phát, dịch hậu môn tiết ra có thể tạo thành môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn tấn công. Quá trình vệ sinh khiến búi trĩ sa ra ngoài cũng trở thành nguyên nhân khiến vùng xung quanh có thể bị sưng nóng, đỏ rát hoặc ngứa ngáy khó chịu.
- Chảy máu khi đi tiêu: Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể thấy máu xuất hiện khi đi ngoài nhưng với tần suất và số lượng tương đối ít. Theo thời gian, tình trạng chảy máu sẽ xấu dần đi, lượng máu và tần suất tăng lên, thậm chí bạn còn có thể cảm nhận rõ tia máu chảy. Ngoài ra, máu chảy từ búi trĩ nhiều có thể bị đông lại trong hậu môn và xuất hiện các cục máu đông khi đi đại tiện.
- Sa búi trĩ: Ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ không gây nhiều khó khăn đến sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, từ mức độ 3 trở lên, người bệnh sẽ khó chịu, nhất là khi phải di chuyển nhiều hoặc bê vác đồ nặng.
Làm gì khi bị trĩ sau sinh?
Như đã biết, triệu chứng trĩ sau sinh thường nặng hơn so với trĩ khi mang thai do sự ảnh hưởng tác động từ quá trình rặn đẻ. Tuy nhiên, đây lại là giai đoạn khá nhạy cảm, người mẹ phải nuôi con bằng sữa mẹ nên việc dùng các loại thuốc trị bệnh trĩ dạng uống trực tiếp thường không được khuyến khích vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Thay vào đó, chị em có thể tham khảo áp dụng một số cách chữa trĩ sau sinh tại nhà để phần nào kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn tiến triển của bệnh cũng như phòng ngừa các biến chứng bệnh trĩ nguy hiểm.
Mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh bằng các dược liệu tự nhiên
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ sử dụng dược liệu tự nhiên được xem là giải pháp chữa bệnh an toàn nhất cho phụ nữ sau sinh. Vì đây không phải thuốc kháng sinh nên chỉ cần kiên trì áp dụng trong một thời gian sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Phương pháp này phù hợp với những người mắc trĩ nhẹ, triệu chứng đơn giản.
Một số mẹo dân gian chữa trĩ sau sinh phổ biến như:
- Rau diếp cá: Dùng một nắm rau diếp cá rửa sạch, cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước và 1 thìa muối tinh. Khi nước sôi lên thì vặn nhỏ lửa rồi đun thêm 15 phút. Đổ nước ra chậu và tiến hành xông hậu môn, búi trĩ. Khi nước nguội lại còn hơi ấm thì dùng nước này để ngâm và rửa hậu môn để cải thiện triệu chứng trĩ hiệu quả.
- Đu đủ xanh: Dùng 1 quả đu đủ xanh, còn tươi và chứa nhiều nhựa. Bổ đôi quả đu đủ và úp hai nửa đu đủ vào hai bên chân theo hướng cuống đu đủ quay lên trên sao cho nhựa đu đủ chảy xuống búi trĩ. Ngoài ra, phụ nữ sau sinh cũng có thể dùng đu đủ để chế biến thành nhiều món ăn ngon để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trĩ.
Chữa trĩ sau sinh bằng thuốc bôi trĩ
Một số trường hợp phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ độ nhẹ, chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh dùng tại chỗ có chứa chiết xuất các thành phần tự nhiên để cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe và chất lượng sữa mẹ vì không hấp thu toàn thân.
Ưu điểm của các loại thuốc này chính là phát huy công dụng làm giảm triệu chứng trĩ như ngứa ngáy, đau rát khi vận động, đặc biệt khi đi đại tiện, giảm thiểu tình trạng chảy máu, kích thích thu nhỏ búi trĩ. Phụ nữ sau sinh nên ưu tiên sử dụng một số loại thuốc bôi trĩ có chiết xuất tự nhiên từ cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá trầu không, quả sung, nghệ tươi… để tránh gây ra tác dụng phụ.
Ngoài thuốc bôi thì dùng thuốc đặt trĩ cũng là một cách chữa trị hiệu quả, an toàn phù hợp với phụ nữ sau sinh. Thuốc được bào chế dưới dạng viên hình viên đạn dễ sử dụng. Khi đặt vào trong ống hậu môn, thuốc sẽ nhanh chóng tan ra và hấp thu vào lớp niêm mạc, phát huy tác dụng chữa trĩ hiệu quả. Thuốc được hấp thụ tại chỗ, không hấp thụ toàn thân nên đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe của mẹ sau sinh, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Xem thêm: Hướng dẫn tư thế ngồi cho người bị trĩ
Chườm lạnh giúp giảm đau trĩ tức thì
Chườm đá lạnh là mẹo giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy và cầm máu búi trĩ. Bởi nhiệt lạnh có tác dụng làm giảm sự kích ứng, kích thích làm co búi trĩ một cách tự nhiên và ức chế khả năng cảm thụ cơn đau ở người bệnh. Để thực hiện hiệu quả việc chườm đá lạnh giảm triệu chứng trĩ, mẹ nên cho đá vào miếng vải rồi chườm chứ không nên dùng đá chườm trực tiếp lên búi trĩ.
Mỗi lần chườm khoảng 5 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày để đạt hiệu quả giảm sưng viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Sau đó, lau khô hậu môn lại bằng khăn mềm rồi mới mặc quần vào để tránh làm ẩm ướt vùng hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm
Tương tự như các cách vệ sinh khác, ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau rát, sưng viêm nhờ khả năng ngăn chặn các kích ứng ở hậu môn. Trong một số trường hợp để tăng khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ sử dụng thêm các loại thuốc có đặc tính kháng khuẩn, điển hình như povidone – iodine pha vào nước ngâm.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể pha thêm muối, baking soda hoặc giấm vào nước ấm để giúp làm dịu da, giảm kích ứng. Lưu ý không nên sử dụng xà phòng hay sữa tắm chứa các hoạt chất tẩy rửa để ngâm hậu môn để tránh làm tăng nặng các kích ứng tại khu vực này.
Tạo tư thế ngồi khoa học
Bên cạnh tư thế nằm ngủ giúp giảm triệu chứng trĩ thì việc thực hiện một tư thế ngồi đúng chuẩn cũng hỗ trợ tốt trong việc làm giảm đau nhức, giảm áp lực lên hậu môn và thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương ở khu vực này. Một số lưu ý mẹ sau sinh cần nắm rõ về tư thế ngồi giảm trĩ như:
- Khi ngồi ghế phải ngồi sát hẳn vào trong sao cho toàn bộ mông nằm gọn trong bề mặt ghế. Lưu ý không ngồi kiểu khom lưng và chống hai tay lên đùi.
- Tương tự như khi đi đại tiện, không được khom lưng và chống hai tay vào đùi.
- Khi ngồi, đặt hai tay lên đùi để tạo điểm tựa nâng đỡ phần thân trên.
- Hơi nghiêng người về phía trước để duy trì đường cong sinh lý phía trong lưng dưới.
- Đặc biệt khi ngồi đi toilet, nên kê một chiếc ghế khoảng 15cm để kê chân nhằm hỗ trợ việc đi toilet được dễ dàng và thuận lợi hơn.
- Khi ngồi cho con bú nên kê gối chữ O để ngồi lên nhằm giảm áp lực cho búi trĩ.
Xây dựng những thói quen giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sau sinh
Bên cạnh những biện pháp và mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh vừa kể trên thì việc xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học cũng là cách cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Một số thói quen tốt giúp chữa trĩ mẹ bỉm sữa nên chú ý tham khảo và thực hiện như:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, trong đó không thể thiếu chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc… giúp nâng cao chức năng hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón sau sinh, giảm nguy cơ tăng nặng mức độ trĩ. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, nhiều gia vị, chất kích thích… Xem chi tiết: Bệnh trĩ sau sinh nên ăn gì và kiêng ăn gì?
- Đồng thời, uống nhiều nước hoặc bổ sung tối thiểu từ 2 – 2.5 lít nước/ ngày để giúp quá trình đi đại tiện diễn ra thuận lợi hơn.
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, tránh làm việc, lao động quá sức để giảm thiểu áp lực lên hậu môn, ngăn ngừa sa búi trĩ.
- Phụ nữ sau sinh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo vận động nhẹ nhàng, đi lại, tập luyện thể thao ít nhất 30 phút/ ngày. Đây là cách tốt nhất để kích thích tuần hoàn máu, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và hệ bài tiết hoạt động trơn tru.
- Tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày vào một thời điểm nhất định để đào thải các chất cặn bã. Thời gian tốt nhất để đi đại tiện là từ 5 – 8 giờ sáng, các chuyên gia cho biết đây là khoảng thời gian ruột già hoạt động hiệu quả nhất.
Chữa bệnh trĩ sau sinh không đơn giản như những trường hợp thông thường. Vì phụ nữ sau sinh vẫn còn yếu sau khi trải qua sinh nở, không thể dùng thuốc kháng sinh. Hy vọng với 10 cách chữa trĩ hiệu quả và đơn giản được tổng hợp trong bài viết trên sẽ giúp chị em phụ nữ sau sinh cải thiện nhanh chóng các triệu chứng trĩ, không để lại biến chứng và sớm phục hồi sức khỏe, đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển của bé.