Bệnh đau dạ dày hay nói chính xác là viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng,… được coi là căn bệnh của xã hội hiện đại. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi và có nhiều cấp độ khác nhau, để giúp bạn phân biệt giữa chứng đau dạ dày cấp tính và mãn tính, chúng tôi xin đưa ra những thông tin hữu ích để người bệnh phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp.
1. Tìm hiểu bệnh đau dạ dày cấp tính và đau dạ dày mãn tính
– Đau dạ dày cấp tính là tình trang viêm cấp tính của niêm mạc dạ dày, thường có tính chất tạm thời, có kèm theo xuất huyết niêm mạc.
– Đau dạ dày mãn tính là mức độ ảnh hưởng nặng của bệnh đau dạ dày cấp tính. Bệnh được xem như là tình trạng viêm lớp niêm mạc của dạdày, nhưng hiện tượng này diễn ra từ từ và tồn tại trong thời gian dài.
2. Biểu hiện
– Đau dạ dày cấp tính có biểu hiện: đau căng tức hoặc nóng ran vùng thượng vị, đau dữ dội kèm theo nôn, choáng váng có thể nôn ra máu,nặng có thể gây shock.
– Đau dạ dày mãn tính thường bị đau thượng vị, có cảm giác nặng bụng, trướng bụng sau bữa ăn, ợ chua, buồn nôn, cháo ăn, nóng rát thượngvị,.., người bệnh xuống cân, mất ngủ, mệt mỏi kéo dài.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân chung
– Do thức ăn và chế độ ăn chưa đúng cách: thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, cứng khó tiêu, ăn không đúng bữa và nhai không kỹ.
– Sử dụng lượng lớn các chất kích thích niêm mạc dạ dày trong một khoảng thời gian dài: rượu, chè, cà phê, mù tạc,…
Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày cấp tính
– Vi khuẩn, vi rus: trong thức ăn hoặc thường gặp nhất là HP (Helicobacter pylori).
– Các chất ăn mòn: muối kim loại nặng, thuỷ ngân, kiềm, acid sulphuric, acid chlothydric Nitrat bạc…
– Các bệnh nhiễm khuẩn cấp: cúm, sởi, thương hàn, viêm phổi, viêm ruột thừa,…
– Ure trong máu cao;
– Do bỏng, nhiễm phóng xạ, stress nặng, chấn thương sọ não;
– Bị dị ứng với các loại thức ăn: tôm, sò, ốc, hến,..)
Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày mãn tính
– Hậu quả của việc điều trị không đúng và không triệt để bệnh đau dạ dày cấp tính, từ đó chuyển sang mãn tính.
– Ngoài ra còn do một vài bệnh lý viêm mãn tính ở các cơ quan tiêu hóa khác (viêm gan, viêm ruột non, viêm đại). tràng,…).
– Suy dinh dưỡng, thiếu chất (đạm, vitamin, Fe, B12, thiếu axit folic, vitamin C, thiếu protein,…).
– Yếu tố di truyền: thấy rõ hơn cả trong bênh Biermer (Hấp thu B12 kém).
4. Mức độ ảnh hưởng
– Đau dạ dày cấp tính nếu không được điều trị sớm và dứt điểm rất dễ chuyển sang giai đoạn đau dạ dày mãn tính.
– Đau dạ dày mãn tính nếu không có pháp đồ chữa trị hiệu quả sẽ có nguy cơ chuyển sang giai đoạn viêm teo niêm mạc dạ dày, là biểu hiện giaiđoạn cuối của bệnh đau dạ dày mãn tính, khả năng biến chứng thành ung thư dạ dày rất cao.
5. Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh
– Để giảm nhẹ những cơn đau dạ dày hành hạ, người bệnh cần ngưng ngay việc sử dụng các chất kích thích có hại cho niêm mạc dạ dày.
– Thức ăn phải loãng, mềm, dễ tiêu và đủ dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nên ăn chậm, nhai kỹ, giữ khoảng cách đều đặn, hợp lý giữa các bữa ăn.
– Hạn chế các món ăn chứa nhiều bơ, dầu mỡ vì đây là những món rất khó tiêu, buộc dạ dày phải tăng co bóp. Khuyên bạn nên ăn một số món ăn, đồ uống có tác dụng chữa bệnh như dạ dày lợn hầm đậu tương, sữa chua pha loãng, nước mía sạch, tiểu hồi hương và gừng tươi nấunước, nước cải củ tươi, nước lá chè dây, nước sắc Cây Dạ Cẩm,….
– Khi bị viêm mũi, viêm họng hoặc khoang miệng phải chữa trị kịp thời để tránh nuốt vi trùng vào dạ dày, gây viêm niêm mạc dạ dày.
– Tích cực tham gia rèn luyện thân thể để nâng cao thể lục, đặc biệt là khí công.
– Ăn uống điều độ, hợp lý, tránh dùng nhiều thuốc kháng viêm, không uống nhiều rượu, bia, không để bị stress… là cách hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày dày hiệu quả nhất.
Nếu tuân thủ đúng chế độ điều trị, sức khỏe của hầu hết bệnh nhân đau dạ dày cấp tính và mãn tính sẽ được cải thiện rất nhanh, sớm trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường, đảm bảo chất lượng cuộc sống của bạn sẽ được nâng lên mỗi ngày.