Trĩ là một bệnh lý tuy không đe doạ tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân. Năm 1993, tác giả Antonio Longo giới thiệu phương pháp điều trị mới cho kết quả rất khả quan. Phương pháp này lấy đi một khoanh niêm mạc và dưới niêm ngay phía trên đường lược, phục hồi lại vị trí ban đầu của các búi trĩ, đồng thời cắt đứt nguồn máu từ động mạch trĩ trên nên làm giảm thể tích búi trĩ. Kỹ thuật này được các trung tâm trên thế giới áp dụng với hiệu quả an toàn và đặc biệt là ít đau sau mổ, giúp nhanh chóng đưa người bệnh trở về sinh hoạt bình thường. Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả bước đầu của phẫu thuật Longo trong điều trị trĩ trên bệnh nhân lớn tuổi.
Nghiên cứu được tiến hành trên tất cả những bệnh nhân từ 65 tuổi trở lên đã được thực hiện phẫu thuật longo điều trị trĩ tại khoa Ngoại tổng quát bệnh viện Thống Nhất từ tháng 1/2009 đến 10/2011. Loại trừ những bệnh nhân có kèm theo cắt da thừa, có trĩ ngoại tắc mạch, có rò hậu môn hoặc dưới 65 tuổi.
Kết quả rút ra từ nghiên cứu bao gồm:
Đau sau phẫu thuật cắt trĩ là lý do chính khiến người bệnh từ chối phẫu thuật mặc dù đã được tư vấn về nhiều phương pháp khống chế đau sau mổ như sử dụng nhiều dụng cụ phẫu thuật khác nhau (scaple, bipolar, scissor,…), tê vùng hoặc tại chỗ, kháng sinh hoặc cắt một phần cơ vòng trong. Tuy nhiên những phương pháp này đều không làm giảm độ nhạy cảm của niêm mạc ống hậu môn bị tổn thương nặng nề trong phẫu thuật cắt trĩ. Phương pháp Longo không làm tổn thương niêm mạc ống hậu môn vì cắt đi một khoanh niêm mạc nằm phía trên đường lược. Có sự khác biệt về kiểu đau của 2 phương pháp. Đau của phương cổ điển thì dữ đội, có cảm giác như xé rách. Đau của phương pháp Longo là đau giao cảm thì mơ hồ, từ từ và có cảm giác thốn nhiều hơn.
Xem thêm:
Theo kết quả của nghiên cứu này, biến chứng sau mổ là thấp nhất. Trong nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào bị viêm phúc mạc vùng Douglas sau phẫu thuật Longo. Chúng tôi cũng dùng kháng sinh trước khi mổ 30 phút và sau mổ 3 ngày. Có 21 bệnh nhân bị nhiễm trùng tiểu nhẹ do phải đặt thông tiểu sau mổ vì bí tiểu và hết sau đó vài ngày, chủ yếu là bệnh nhân nam
Tỉ lệ chảy máu sớm sau mổ thì thấp hơn nhưng không có ý nghĩa thống kê. Paolo Boccasanta và cộng sự tỉ lệ chảy máu sớm và muộn khoảng 12,5%. Tỉ lệ của chúng tôi 4,2%. Có một tỉ lệ chảy máu ngay đường cắt trong lúc mổ và những trường hợp này chúng tôi tiến hành khâu cầm máu. Với những bệnh nhân chảy máu sau mổ, chúng tôi trước tiên điều trị bảo tồn bằng nhét gạc hậu môn và theo dõi, nếu thất bại sẽ chuyển mổ khâu cầm máu. Có 3 trường hợp chảy máu sau mổ chúng tôi điều trị nội thành công. Tuy nhiên không có bệnh nhân nào cần truyền máu sau mổ. Chảy máu ở những bệnh nhân này là do bị trĩ khá lâu làm phần dưới niêm mạc khá dày và phì đại niêm mạc; là nguyên nhân gây khó khăn khi khâu vòng. Vấn đề này có thể sửa chữa bằng việc khâu tăng cường. Tuy nhiên điều này có thể làm tăng tỉ lệ tái phát.
Một biến chứng hay gặp là bí tiểu chiếm tỉ lệ 14,5%. Dấu hiệu này liên quan đến phương pháp gây tê tủy sống khi phẫu thuật. Có tác giả cho rằng có liên quan đến lượng dịch truyền được sử dụng trong và sau khi mổ. Trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nam lớn tuổi nên thường có bệnh lý phì đại tiền liệt tuyến đi kèm. Thời gian đầu, chúng tôi chỉ đặt thông tiểu cho những bệnh nhân có dấu hiệu tiểu không được (cầu bàng quang). Về sau chúng tôi đặt thông tiểu chủ động với những bệnh nhân có phì đại tiền liệt tuyến trên siêu âm, giúp cho bệnh nhân đỡ khó chịu. Hầu hết bệnh nhân bị lưu thông tiểu qua ngày hôm sau là rút, trừ một số ít trường hợp phải để 2 ngày.
Có nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng và cả những tổng quan y văn về điều trị trĩ chủ yếu tập trung vào vấn đề đau sau mổ, chi phí khi nằm viện lâu và thời gian trở lại làm việc, chức năng sau mổ. Trong những nghiên cứu này đều thống nhất chỉ định phẫu thuật Longo chỉ thực hiện trên những bệnh nhân trĩ độ III và độ II thất bại sau thắt dây thun.
Một tổng quan phân tích và tổng hợp từ 7 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng, với thời gian theo dõi 1 năm cho thấy những toàn bộ biến chứng của phương pháp cổ điển và Longo đều tương tự nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng ghi nhận tỉ lệ tái phát của phương pháp Longo cao hơn (p=0,004). Nghiên cứu của chúng tôi chỉ đánh giá kết quả bước đầu nên chưa ghi nhận tỉ lệ này. Các tác giả cũng ghi nhận nguyên nhân là do đường khâu vòng không tốt, làm khoanh niêm mạc không đều và búi trĩ không được kéo lên nhiều. Một nguyên nhân khác cũng khiến đường khâu vòng không tốt là 2 mũi khâu cách xa nhau, đường khâu không liên tục.
Một yếu tố cũng cần quan tâm đó là thời gian nằm viện. Đa số các nghiên cứu đều cho rằng đau không phải là nguyên nhân kéo dài thời gian nằm viện mà là vết thương ở hậu môn sau mổ. Chính vì vậy mà phương pháp Longo có thời gian nằm viện ngắn. Đây là yếu tố thuận lợi cho những bệnh nhân lớn tuổi. Vì ít đau nên bệnh nhân sớm vận động, không nằm lâu, thời gian nằm viện ngắn nên làm giảm những nguy cơ như tim mạch, hô hấp. Theo phương pháp cổ điển, bệnh nhân cần đến 4-8 tuần mới lành vết thương. Trong thời gian này sẽ có nhiều biến chứng như nhiễm trùng vết thương, áp xe vùng hậu môn, …chưa kể những bệnh lý đi kèm có thể bùng phát.
Có tác giả đặt vấn đề tổn thương cơ vòng sau phẫu thuật Longo. Đây là vấn đề còn tranh cãi, cần có những thiết kế nghiên cứu hoàn chỉnh, cũng như những dụng cụ tiến hành đánh giá chính xác trước cũng như sau mổ. Trong nghiên cứu, chúng tôi chỉ ghi nhận tình trạng đại tiện của bệnh nhân sau mổ. Một số trường hợp có rối loạn nhẹ như cảm giác mót rặn, són phân và sau đó đều hồi phục bình thường khi xuất viện.
Phẫu thuật Longo là một phương pháp an toàn, ít đau, bệnh nhân ít dùng thuốc giảm đau và xuất viện sớm đối với những bệnh nhân lớn tuổi. Tỉ lệ biến chứng thấp. Dựa vào kết quả trên, chúng tôi khuyến cáo chỉ nên thực hiện ở những bệnh nhân có trĩ độ III.
Bác sĩ Hồ Hữu Đức
Nguồn: http://khaosat.yds.edu.vn/tcyh/upload/2012/Tap_1_VNThongnhat/299.pdf