Hỏi: Chào Bác Sĩ!.
Vợ tôi mới sinh cháu được 1 tuần, vì vợ tôi và cháu đều khỏe mạnh nên ngày thứ hai vợ tôi và cháu đã được về nhà. Bé nhà tôi được các nhân viên y tế tắm ngay sau khi sinh và tháo kẹp rốn ra khỏi cuống rốn vào trước lúc xuất viện. Trong các ngày sau đó, mỗi ngày 2 lần, mẹ tôi sử dụng bông tăm nhúng vào nước ấm để vệ sinh rốn cho cháu, nhưng đều thấy có những vết máu khô nơi cuống rốn nhưng không thấy cháu có biểu hiện sưng tấy hay sốt gì cả. Bé nhà tôi như vậy có phải là bình thường không? Tôi có nên đưa cháu tới bệnh viện không thế? Mong Bác Sĩ sớm trả lời câu hỏi của tôi.
Trả lời:
Xin chào bạn!.
Đầu tiên, xin chúc mừng bạn đã có thêm một thành viên mới. Vấn đề bạn hỏi, chúng tôi xin trả lời như sau:
Theo như những gì bạn kể, bạn hoàn toàn có thể yên tâm, một chút máu khô nơi cuống rốn là hiện tượng hoàn toàn bình thường ở trẻ sơ sinh. Bạn có thể hiểu rằng, khi còn trong bụng mẹ, rốn là cơ quan duy nhất để bé có thể nhận được thức ăn và nguồn dinh dưỡng từ mẹ. Khi bé chào đời, các cơ quan về tiêu hóa đã coi như hoàn thiện, bé hoàn toàn có thể tiếp nhận dinh dưỡng bằng cách bú sữa mẹ.
Sau khi bé chào đời, Bác Sĩ tiến hành cắt dây rốn ngay cho bé, kẹp kẹp rốn an toàn cho bé và đợi ngày rốn rụng hoàn toàn. Việc này giống như một vết thương, nên chảy một chút máu là một điều bình thường. Lúc này, điều bạn cần làm là giữ vệ sinh cho cuống rốn và để cuống rốn luôn khô thoáng.
Tuy nhiên bạn thấy rốn thấy rốn rỉ máu, chảy máu (cả khi rốn chưa rụng hoặc khi rốn đã rụng), rốn hôi, chảy nước màu vàng, rốn sưng đỏ, có mủ, rốn có u hạt to, không khô… cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế. Tại các cơ sở y tế, tùy từng trường hợp, trẻ sẽ được khâu buộc lại rốn, dùng vitamin K chống chảy máu, kháng sinh chống nhiễm khuẩn…
Bé cần tới bệnh viện sớm nếu gặp bất cứ một trong các triệu chứng dưới đây:
- Nhiễm trùng rốn : nếu bạn thấy dấu hiệu đỏ, nóng, sưng hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, hoặc có nhiều dịch tiết quanh chân rốn, đặc biệt có mùi hôi, cần mang trẻ đi bệnh viện khám ngay. Đây là trường hợp trẻ bị nhiễm trùng rốn và vùng da quanh rốn, có thể nguy hiểm, cần được điều trị tại bệnh viện.
- U hạt rốn : nếu bạn thấy chân rốn rỉ dịch vàng kéo dài, không kèm dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, hoặc ấn đau vùng da quanh rốn, trẻ không nóng sốt, có thể trẻ bị u hạt rốn. Tại bệnh viện, u hạt rốn được điều trị với nitrate bạc.
- Rỉ máu rốn kéo dài : nếu bạn thấy chân rốn rỉ máu nhiều và kéo dài, có thể là dấu hiệu của bệnh lý đông máu.
Riêng với bé nhà bạn, đó là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường, vì thế, bạn hoàn toàn yên tâm nhé.
Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh!.
Hiền đã bình luận
Xin chào bs!
Bs cho e hỏi. Bé nhà e mới chào đời có tiêm mũi vitamin k, 5 ngày thì rụng rốn. E kiểm tra thấy có cồi màu vàng nên vệ sinh rốn bằng povidine 5%, nhưng sau 2 ngay thì e tháy rốn bé bị rỉ máu mà k bị hôi hay sưng tấy gì hết. Đến nay là 2 ngay bị rỉ máu rồi, e rất lo k biết cách xử lý ra sao. Mong bs cho e ý kiến ạ.
Phạm anh thư đã bình luận
Xin hỏi bác sĩ là con e được 5 ngày tuổi mà rốn vẫn chưa rụng kèm mùi hôi và có thấy máu khô nhìn kỹ trong chân rốn thấy còn ướt mà e bé thì ngủ nhiều mỗi lần thức giấc thì hay khóc to một hồi mới chịu bú. Thì có sao k ạ. Xin cảm ơn bác sĩ.