Quá trình sinh nở khiến người phụ nữ phải gắng sức và mất nhiều năng lượng, ra nhiều mồ hôi, nên cần phải tắm gội cho sạch sẽ. Vào mùa hè, trời nóng, mồ hôi ra nhiều, để lâu không tắm, cơ thể càng bẩn, càng dễ bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó việc gội đầu, ăn mặc đúng cách trong thời gian này cũng nên được các bà mẹ trẻ chú ý.
Khi tắm nên lưu ý một số điều như sau
Tắm gội: Thông thường 2 đến 3 ngày sau khi sinh có thể tắm được không nên để một tháng như quan niệm lạc hậu của một số vùng miền.
Tắm nước ấm: Cho dù mùa đông hay mùa hè, bạn cũng nên dùng nước ấm để tắm, khi tắm xong bạn phải lau người khô thật nhanh. Với những phụ nữ sinh mổ hay cắt tầng sinh môn, các vết khâu cứ tắm nước và rửa xà phòng như bình thường, nhưng tránh cọ xát vết khâu và phải dùng khăn mề lau khô thay vì dùng khăn cứng.
Tắm gội đúng cách : Khi tắm nên ngồi ghế, nếu chưa thực sự khỏe có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác, tránh cúi xuống đột ngột vì rất có thể bị ngã do chóng mặt. Bạn có thể dùng vòi nước hoa sen hoặc dùng gáo múc nước dội lên từng phần trước để quen nước, ví dụ rửa hai chân hai tay trước rồi mới cởi hết quần áo, dội nước từ thắt lưng lên, bôi xà phòng đều, kỳ cọ nhanh, dội nước nhanh… Bạn không nên tắm bồn hay tắm trong chậu vì trong những ngày đầu sau khi sinh cổ tử cung vẫn chưa đóng hoàn toàn và vi khuẩn có thể xâm nhập vào trong qua dòng nước và gây nhiễm trùng.
Tắm ở nơi kín gió : Bạn phải tránh nơi gió lùa khi tắm, đề phòng cơ thể bị cảm lạnh. Ngay cả trước và sau tắm cũng vậy, buồng tắm tốt nhất là trong nhà chứ không phải bằng vài tấm lá che.
Gội đầu : Bạn không nên kiêng gội đầu, nhưng bạn phải gội đầu nhanh và lau sấy đầu cho nhanh khô, tốt nhất là dùng máy sấy để sấy khô tóc.
Không tắm gội cùng một lúc : Cơ thể bạn còn yếu, do đó không nên tắm gội cùng một lúc. Hôm nay tắm thì ngày mai gội đầu. Bạn cũng đừong cúi lom khom để gội đầu vì rất dễ gây chóng mặt và ngã. Nên nằm tại giường và nhờ người gội đầu.
Ăn mặc
Theo thói quen từ xưa, sau khi sinh người phụ nưa phải mặc rất nhiều quần áo, phải mặc thật kín đáo, thực tế thì điều này không khoa học. Sau khi sinh, cơ thể thay đổi rất nhiều, chức năng bài tiết của da lúc này cũng rất mạnh để thoát ra ngoài phần nước đã tích lũy lâu trong cơ thể, thường ra nhiều mồ hôi. Nếu không kịp thời lau khô, để mồ hôi thấm ướt áo hoặc tiếp xúc trực tiếp với khí trời, rất dễ khiến bị cảm. Tuy nhiên cũng cần phải ăn mặc sao cho đảm bảo ấm áp về mùa đông và thoáng mát về mùa hè. Tránh để tình trạng cơ thể nóng quá mức, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và chất lương sữa cho bé.
Một điều cần lưu ý nữa là để phục hồi thể hình như trước một số người dùng thắt lưng, nịt bụng rất chặt. Khi bắt đầu xuống giường vận động, họ lại mặc thêm quần áo bó cho thầm mĩ và cho rằng như vậy có thể lấy lại được thể hình lý tưởng nhưng chính điều này lại rất có hại cho cơ thể. Nịt bụng sau khi sinh cản trở quá trình phục hồi thành bụng, ngược lại do áp lực bên ngoài thành bụng tăng lên, thêm vào đó, cơ quan sinh sản vẫn chưa về vị trí vốn có của nó sẽ gây ra tình trạng sa tử cung, lệch tử cung, phình âm đạo. Khi vị trú của cơ quan sinh sản thay đổi, huyết dịch vùng xương chậu khó khăn lưu thông, sức đề kháng của cơ thể giảm đi, dễ gây ra các bệnh phụ khoa như viêm khoang xương chậu, viêm phần phụ, đọng máu trong khoang xương châu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ.
Ngủ nghỉ
Nhiều người cho rằng, trong thời gian ở cữ, người mẹ nên nằm trên giường nghỉ ngơi, thực ra điều này không cần thiết lắm vì làm như thế không có lợi cho việc phục hồi sức khỏe. Để các cơ bụng trở lại trạng thái như trước khi mang thai, chỉ cung cấp dinh dưỡng và nằm nghỉ thì chưa đủ mà người mẹ cần tập thể dục ở mức độ vừa phải để cơ bắp trở lại trạng thái trước đây. Vì thế, tất cả những người mẹ dù sinh thường hay sinh mổ, cơ quan sinh sản bị tổn thương ở mức độ nào, có sốt hoặc đau đớn gì hay không cũng nên ra khỏi giường vận động sau 24h, rồi dần dần tăng lượng vận động, gây cảm giác thèm ăn, giúp đại tiểu tiện dễ dàng, thúc đẩy sự phục hồi cơ bụng, cơ xương chậu, để phòng tình trạng bí tiểu tiện, sa tử cung.
Sau khi sinh không nên nằm gác chéo chân bởi có hai vấn đề phổ biến thời kỳ hậu sản là bế sản dịch và đờ tử cung. Bế sản dịch và sản dịch không thoát ra ngoài được hiện tượng này thường gặp ở người sinh con lần đầu. triệu chứng là không có máu ở băng vệ sinh, đau bụng, sờ vào bụng thấy có cục cứng. Ngược lại với bế sản dịch, sản dịch không chảy ra ngoài được là hiện tượng sản dịch chảy nhiều. Sản dịch chảy nhiều có thể do đờ tử cung – đờ rử cung là tử cung là tử cung không co bóp được, dẫn đến triệu chứng mất máu nhiều. Nguyên nhân thứ hai là do rách tử cung hoặc rách âm đạo mà không được phát hiện hoặc khâu không tốt.
Thông thường vài tiếng mới phải thay băng vệ sinh nhưng nếu phải thay liên tục, đến ngày thứ 3 hoặc 4, máu vẫn chảy nhiều, sờ vào bụng dưới thấy mềm, ấn một cái thấy máu chảy ra thì khả năng bị đờ tử cung là rất lớn. Trong quá trình chuyển dạ, người phụ nữ thường bị đói, lại phải gắng sức nên rất mệt. Vì vậy người nhà nên theo dõi, nếu chảy máu nhiều, hạ đượng huyết, người lả đi phải đi gọi nhân viên y tế ngay. Một sai lầm phổ biến mắc phải ở thời kỳ này là nằm gác hai chân lên nhau. Nhiều người cho rằng nằm như vậy âm đạo sẽ khép lại, nhưng thực chất nằm như vậy không tốt vì sẽ ngăn sản dịch thoát ra ngoài.
Thông thường sau khi sinh cơ thể mệt mỏi, phụ nữ sau sinh nên nghỉ ngơi. Nhưng sau vài hôm, nếu thích có thể xem ti vi trong phòng đủ ánh sáng , yên tĩnh và tránh ồn ào. Việc nhét bông vào tai cũng là để giảm tiếng ồn và tránh gió lạnh nhưng cũng không nhất thiết phải nhét. Không nên bắt người mẹ phải nằm cho con bú. Có thể ngồi cho con bú, khi cho con bú ngồi nên bế dựa vào tường, có gối dựa sau lưng.
Gội đầu bằng bồ kết đúng cách cho chị em
Vi Hằng – YDuocLH
Lê Thủy đã bình luận
Thấy mẹ mình bảo chị mình kiêng cữ dữ lắm, sau này chị mình khỏe mạnh, có lẽ nghe người xưa cũng tốt.
Còn chị thứ hai ko nghe lời, giờ người nổi đầy gân, chân tay yếu xìu.