Hỏi: Tôi vừa mới sinh em bé được 2 tháng, em bé nhà tôi bú ti rất ít, dường như bé không chịu ti mẹ. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có thể vắt sữa ra bình cho bé bú được không? Như thế thì sữa vắt ra để được trong bao lâu? Nên vắt mấy lần một ngày thì tốt cho em bé?
Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã quan tâm đến chuyên mục. Vấn đề của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Như bạn biết, 6 tháng đầu sữa mẹ là cần thiết cho em bé . Các chuyên gia khuyên rằng các bà mẹ nên nuôi con từ 0 – 6 tháng tuổi hoàn toàn bằng sữa mẹ để giúp trẻ có được sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tối ưu
Thông thường trẻ thích bú ti mẹ hơn là núm vú nhân tạo trừ những trường hợp rất đặc biệt như là núm vú thụt hẳn vào trong.
Những trường hợp bé không bú ti mẹ như trên thì mẹ có thể vắt sữa ra bình cho bé uống bằng thìa. Khi vắt sữa như thế mẹ sẽ không bị mất sữa mà ngược lại giúp duy trì nguồn sữa mẹ lâu dài.
Thời gian bảo quản
Khi vắt sữa ra, bầu sữa trống sẽ kích thích tuyến yên tiết ra chất prolactin giúp việc tạo sữa nhiều hơn. Mỗi ngày bạn có thể vắt sữa từ 5 đến 7 lần và sữa được vắt ra để vào tủ lạnh: nếu đế ở ngăn đá có thể bảo quản 7 ngày, nếu để ở ngăn lạnh bảo quản được 24 h. Trước khi cho bé bú nên ủ ấm sữa lại.
Sữa mẹ sau khi đã được vắt ra có thể dự trữ ở nhiệt độ mát trong phòng (khoảng 26-28ºC) là 6h; nhiệt độ thấp hơn là 8-10h. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, việc bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ trong phòng không nên kéo dài quá 4h; trời nóng là dưới 1h; dưới 20ºC không nên quá 2h.
Nguyên nhân là vì sữa mẹ khác nhau từ người mẹ này với người mẹ khác, nhiệt độ phòng cũng khác nhau tùy lúc vắt sữa nên việc xác định thời gian bảo quản cũng phải linh hoạt.
Số lượng sữa vắt trong một lần
Với bé dưới 6 tháng tuổi, bạn nên vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần (khoảng 100-150ml) là đủ cho bé dùng. Với bé lớn hơn (hoặc do mẹ phải đi làm cả ngày), số lượng sữa vắt phụ thuộc vào nhu cầu của bé nhưng cũng không nên lạm dụng (khi đi làm về, mẹ có thể cho con bú).
Lưu ý: Khi vắt sữa: cần luộc sôi bình sữa, dụng cụ vắt sữa, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa. Hiện tại có nhiều dụng cụ vắt sữa được bán ở các siêu thị giúp việc vắt sữa dễ dàng thuận lợi hơn so với việc vắt bằng tay. Việc vắt sữa mẹ cũng cần thiết trong những trường hợp mẹ cương tức sữa hoặc mẹ không thể trực tiếp cho con bú được do những bệnh lý có thể lây truyền qua đường hô hấp.
Các hướng dẫn bảo quản sữa mẹ.
Các quy tắc chung về bảo quản sữa mẹ cho các bé đủ tuần tuổi rất dễ nhớ:
Sữa mẹ được hút ra được giữ:
- Ở nhiệt độ phòng trong tối đa 6 giờ đồng hồ.
- Ở tủ lạnh trong vòng tối đa 6 ngày.
- Đông lạnh trong vòng tối đa 6 tháng.
Hãy đặt tủ lạnh nhà bạn ở mức làm kem đông cứng được. Hầu hết tủ lạnh đều đạt được mức nhiệt độ này. Nhưng nếu bạn cẩn thận quá thì có thể mua một nhiệt kế đo đông lạnh để có thể yên tâm hơn.
Bảo quản sữa mẹ ở đâu?
Ngoài ra, sữa mẹ có thể được bảo quản ở:
- Trong máy ướp lạnh với các ngăn đá trong tối đa 24 giờ.
- Tan chảy trong tủ lạnh trong 24 giờ.
- Trong tủ lạnh ở chế độ lạnh nhất trong 1 năm.
Với các bé chưa đủ độ cứng cáp hoặc bị ốm, các chỉ dẫn có khác một chút. Theo nguyên lí tự nhiên, phần sữa đông lạnh và phần sữa tan chảy ra thường luôn luôn tách rời. Do đó lớp sữa béo hơn sẽ nằm ở phần trên của chai. Chính vì vậy, lắc chai nhẹ nhàng có thể giúp sữa được trộn đều.
Ngocchien đã bình luận
That Ko ngo Sua me sau khi Vat ra co the de lau nhu vay..
luu nga đã bình luận
Bây giờ mình mới biết sua mẹ dể duơc lau vay
Ngọc đã bình luận
Neu nhiet do phong tu 37c thi giu sua me duoc bao lau?
ngoc nu đã bình luận
Con em duoc 6thang ruoi gjo em phaj dj lam ca ngay toi ve em moi cho bu nhu vay sua em co bi hu khong ạ.