Hơn 40% mẹ bầu gặp phải táo bón ít nhất một lần khi mang thai hoặc sau sinh. Táo bón tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ẩn chứ nhiều nguy hiểm, biến chừng tiềm tàng hơn bạn nghĩ. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân và cách điều trị khi bị táo bón thai kỳ
Những khó chịu từ chứng táo bón khi mang thai
Tình trạng mẹ bầu bị táo bón là khi thường xuyên trên 48 giờ mới đi đại tiện, phân khô cứng, cục lớn và ứ đọng trong trực tràng, khi đi cần phải làm động tác rặn, số lượng phân ít (dưới 100g).
Táo bón không phải bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra đau đớn cho mẹ bầu. Nguy hiểm hơn, nếu không chữa trị kịp thời, từ vấn đề nhỏ như đau bụng, chướng bụng có thể dẫn đến các biến chứng rất nhanh như bệnh trĩ bà bầu, rách hậu môn, nhiễm trùng…
Khi bị táo bón, các chất độc từ phân và các chất cặn bã bị tích tụ lâu trong ruột không được tống ra ngoài mà đọng lại ở đại tràng, trực tràng. Vì vậy, cơ thể sẽ hấp thu lại các cặn bã gây độc hại, do đó bà bầu lúc nào cũng thấy mệt mỏi, lười ăn, chán ăn, thậm chí bỏ bữa dẫn đến thai nhi không đủ dinh dưỡng để phát triển khỏe mạnh.
Đặc biệt, khi bị táo bón người mẹ thường khó khăn khi đi đại tiện, hay phải dùng sức nên dễ có nguy cơ sảy thai, đẻ non. Nếu táo bón đã phát triển thành bệnh trĩ bà bầu, việ c sinh nở có thể là một trải nghiệm rất đau đớn.
Xem thêm: Hướng dẫn tư thế ngồi cho người mắc bệnh trĩ ?
Do đó, các mẹ cần điều trị táo bón kịp thời trong suốt thai kỳ.
Nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ mang thai
– Sự tăng cao của hoc môn progesterone trong thai kỳ làm giãn cơ trơn hậu môn và làm giảm tốc độ di chuyển của phân. Kết quả phân bị ứ đọng trong trực tràng, tăng nguy cơ táo bón.
– Do việc bổ sung sắt, acid folic và canxi khi mang thai không đúng liều lượng, không đúng thời gian vô tình gây ra tình trạng táo bón.
– Chế độ ăn khi mang thai thiếu chất xơ và nước do ốm nghén, mẹ bầu lười ăn lười uống,… cũng rất dễ gây ra táo bón. Hoặc các mẹ bầu đã “nạp” vào cơ thể quá nhiều chất sắt và canxi gây nóng trong hoặc thói quen uống các loại sữa bầu có hàm lượng chất béo cao cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.
– Do thai phát triển lớn, đặc biệt ở các tháng cuối, tăng áp lực lên ruột và đại tràng làm giảm trương lực cơ ruột, làm chậm di chuyển phân và giảm khả năng tống xuất phân ra khỏi cơ thể, gây ra chứng táo bón. Sự chèn ép này cũng tác động không nhỏ lên tĩnh mạch, ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho chùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.
Xem thêm: Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
– Do mẹ bầu ít vận động, mệt mỏi, stress.
– Do mẹ bầu đã từng bị táo bón trước khi mang thai, tình trạng này sẽ nặng hơn trong thai kì.
– Do mắc phải các bệnh kích thích đường ruột như IBS – một chứng bệnh mà táo bón và tiêu chảy luân phiên nhau xuất hiện.
Giải pháp hiệu quả và an toàn cho bà bầu bị táo bón
Điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh
Bà bầu nên bổ sung 25-30g chất xơ mỗi ngày qua trái cây tươi, rau xanh (rau diếp, bông cải xanh), các loại củ ( cà rốt, khoai lang, ngô), các loại quả khô và hạt (hạnh nhân, óc chó, mơ hoặc mận khô) hoặc một số loại ngũ cốc nguyên cám.
Tránh ăn các chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao, rượu nho đỏ.
Hạn chế uống rượu, cà phê, hút thuốc lá; các thức ăn nóng, các thức ăn tinh chế như cháo, súp đặc (khoai tây, cà rốt nghiền…); các thức ăn nhanh (fast food); thức ăn có chứa tinh dầu (tỏi, hành, củ cải), nấm, các đồ rán.
Uống nhiều chất lỏng
Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày để phòng tránh và điều trị táo bón. Lượng nước này bao gồm sữa, nước trái cây,nước lọc, nước khoáng, nước canh… Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy nên uống một cốc nước lạnh (nước sôi nguội, nước khoáng, nước quả) sẽ có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp đi tiêu dễ dàng hơn.
Tập thể dục thường xuyên
Ít vận động làm tăng nguy cơ bị táo bón. Đi bộ, bơi lội, yoga hoặc đi lại vận động cơ thể nhẹ nhàng giúp ruột hoạt động trơn tru, cải thiện tình trạng táo bón.
Tập thói quen đi toilet vào giờ cố định
Bà bầu nên đi đại tiện 1 lần mỗi ngày, đi đúng giờ, tốt nhất là rèn thói quen đi vào buổi sáng hoặc chiều tối khi không vội vã.
Qua những chia sẻ trên, chúng tôi hi vọng mẹ bầu đã tìm ra một cách giúp phòng và chữa trị chứng táo bón khi mang thai . Nếu tình trạng không cải thiện, bà bầu cần báo ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời, tránh để biến chứng thành các bệnh nguy hiểm.
Theo Cotripro.vn