Chất lượng giấc ngủ của bé ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và các thành viên trong nhà, đặc biệt là bố mẹ.
Giấc ngủ, đặc biệt ngủ không đủ giấc là một trong những khía cạnh đáng bàn cãi nhất của việc chăm sóc trẻ. Nhiều ông bố bà mẹ trẻ phát hiện ra sự quan trọng của giấc ngủ ảnh hưởng đến sức đề kháng của bé trong những tuần đầu tiên. Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến các thành viên trong nhà, đặc biệt là bố mẹ. Bố mẹ trẻ khó có thể đặt trẻ vào cũi nếu trẻ vẫn ngủ chập chờn. Thay vì khóc lên, thì nó sẽ làm nũng và không chịu rời bố mẹ. Điều này sẽ dẫn đến bố mẹ sẽ không có một giấc ngủ ngon suốt đêm cho đến khi đứa trẻ đủ lớn để đi mẫu giáo. Làm thế nào có thể đưa trẻ từ vòng tay mẹ sang giường của chúng trong khi chúng vẫn khóc, la hét mà vẫn tránh được sự nũng nịu, bướng bĩnh của trẻ.
Chất lượng giấc ngủ bé sơ sinh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và các thành viên trong nhà, đặc biệt là bố mẹ. (Ảnh minh họa).
Ngủ bao nhiêu là đủ?
Nó phụ thuộc vào độ tuổi. Tuy nhiên không có số giờ đáng thuyết phục nào đối với trẻ cùng độ tuổi. Khi nghiên cứu với những trẻ 2 năm tuổi, người ta thấy rằng nhu cầu được ngủ của trẻ khác nhau, có trẻ ngủ từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, nhưng trong khi đó đứa trẻ khác lại bắt đầu một ngày tiếp theo sau khi đánh một giấc từ 10 tối đến 5 giờ sáng hôm sau.
6 tháng đầu tiên
Những đứa trẻ mới sinh thường ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, chia đều cho cả buổi ngày lẫn đêm. Giấc ngủ dài nhất của chúng thường 4 đến 5 tiếng vì chúng còn cần được cho ăn vào những lúc thức giấc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ có thể ngủ một mạch 10 giờ đồng hồ liền, trong khi có những trẻ chỉ ngủ mỗi giấc 2 tiếng. Không có một công thức giấc ngủ nào cho trẻ mới sinh vì đồng hồ sinh học của nó chưa thực sự phát triển đầy đủ. Miễn sao, đứa trẻ khỏe mạnh là được.
Trong 3 tháng, một đứa trẻ ngủ trung bình 5 tiếng vào buổi ngày và 10 tiếng vào buổi đêm, và thức giấc khoảng 2 lần. Khoảng 90% trẻ em trong độ tuổi này ngủ trọn đêm và cũng có nghĩa là chúng ngủ một giấc kéo dài từ 6 đến 8 tiếng.
Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi tiếp tục khóc khoảng vài phút trong khi đang ngủ, đó chính là phản ứng bình thường của chúng. Chúng có thể cảm thấy khó chịu vì: đói, lạnh, ướt vì tả lót chưa kịp thay, hay thậm chí bị ốm. Buổi đêm khi thức dậy cho trẻ ăn hay thay tã bạn phải thao tác nhanh đến mức có thể. Đừng có có thêm những lời động viên, dỗ dành trẻ không cần thiết như: nói chuyện, đùa giỡn hay bật đèn sáng. bạn phải tập thói quen cho trẻ ngủ trọn vẹn buổi đêm. Vì đứa trẻ không quan tâm mấy giờ rồi, miễn là những yêu cầu của chúng được đáp ứng.
6 đến 12 tháng
Vào lúc 6 tháng, một đứa trẻ sơ sinh có thể ngủ 3 giờ buổi ngày và 11 giờ buổi tối. Vào độ tuổi này, bạn có thể bắt đầu thay đổi phản ứng đối với những trẻ thường hay thức giấc và khóc la vào buổi tối. Cho bé 5 phút để lắng làm dịu cơn khóc và trở về với giấc ngủ. Nếu bé không có động thái gì thì có thể dỗ nhẹ vào mông, ru à ơi không nên bế trẻ lên tay sau đó đặt trẻ xuống trừ trường hợp trẻ bị ốm.
Nếu trẻ không ốm mà tiếp tục khóc, hãy đợi thêm 5 phút, sau đó lặp lại thao tác trên. Sau vài ngày, trẻ sẽ tìm ra được cách trở về giấc ngủ nhẹ dễ dàng hơn. Nếu khi trẻ 6 tháng tuổi vẫn tiếp tục thức giấc từ 5 đến 6 lần mỗi đêm, nên đưa trẻ đến bác sĩ.
Giữa 6 đến 12 tháng tuổi, nỗi lo lắng chia rẽ trở thành nhân tố chính thức giấc cho trẻ của bạn. Điều này xảy ra khi trẻ bắt đầu xem một con vật bông nhỏ hay chiếc chăn là vật không thể thiếu suốt đêm. Quy tắc thức dậy nửa đêm cũng giống như việc trải qua ngày đầu tiên trẻ ra đời vậy: đừng bật đèn sáng, đừng hát ru, đừng nói chuyện, đừng giỡn, hay cho bé ăn. Mọi phản ứng đó chỉ khuyến khích trẻ lập lại thói quen đó. Kiểm tra tại sao trẻ khóc, hãy chắc chắn rằng trẻ không bị ốm hay cần thay tã.