Chúng ta thường được nghe rất nhiều về tiếng xấu của “cholesterol”, một kẻ giết người thầm lặng, một thủ phạm của những bệnh liên quan đến tim mạch. Bệnh tim mạch chiếm khoảng 25 phần trăm trong tổng số nguyên nhân tử vong ở các nước Tây phương. Chính phủ các nước phương Tây đã chi ra một số tiền khổng lồ để vạch mặt trùm cuối, kẻ sát nhân cholesterol bằng đủ các loại công trình nghiên cứu khoa học khác nhau. Qua giáo dục quần chúng, giới chức y tế cũng đã không mệt mỏi tuyên truyền những độc hại của cholesterol trong thức ăn hằng ngày của bạn. Ở Mĩ, Chương trình Giáo dục Quốc gia về Cholesterol (National Cholesterol Education Program) đề ra kế hoạch và chỉ tiêu để giảm tiêu thụ chất béo động vật trong quần chúng vào khoảng 10%.
Nhưng cholesterol có phải thực sự là một kẻ tội phạm đáng bị khai trừ bằng mọi giá? Nếu thật sự giảm được lượng cholesterol trong quần chúng, chúng ta sẽ làm giảm được số lượng người chết vì bệnh tim mạch hay không? Bằng chứng hay cơ sở khoa học đằng sau những cuộc giáo dục vĩ đại về cholesterol và bệnh tim mạch có thực sự rõ ràng như trắng với đen hay không? Bài viết này sẽ điểm qua và so sánh những bằng chứng khoa học đằng sau những bản tin mà giới chức y tế công bố, và tìm cách trả lời những câu hỏi này.
Trùm cuối Cholesterol là ai?
Cholesterol hiểu đơn giản là một loại chất béo. Nếu nói cho chính xác, nó là một chất hữu cơ trong gia đình kích thích tố steroid, bên cạnh một số loại kích thích tố khác như kích thích tố nữ – như estrogen – và sinh tố – vitamin).
Dựa vào cấu trúc phân tử, chất béo trong thực phẩm xuất hiện dưới 3 dạng chính: poly-unsaturated (không bão hòa ở dạng đa phân), mono-unsaturated (không bão hòa ở dạng đơn phân), và saturated (bão hòa).
Chất béo bão hòa là những chất béo có nguồn gốc từ động vật, kể cả sữa và phó-mát, và một số thực vật như dầu dừa; trong nhiệt độ trung bình (trên dưới 25 độ C) chúng là một khối đặc. Chất béo không bão hòa dạng đơn thường tìm thấy trong trái ô liu, đậu phộng, trái bơ … Chất béo không bão hòa ở dạng đa phân thường tìm thấy trong trái bắp (ngô), mè, rau cải ….
Đặc tính của cholesterol là chúng không hòa tan trong nước. Cơ thể chúng ta dùng đặc tính này để xây cholesterol thành những bức tường trong tế bào ngăn thấm nước. Ví dụ như các tế bào thần kinh dùng cholesterol để cô lập hóa phần trong với phần ngoài của tế bào, và do đó, nơi có nhiều chất cholesterol nhất trong cơ thể là não và hệ thống thần kinh, chiếm 25% tổng số cholesterol toàn cơ thể.
Nhưng đặc tính không hòa tan trong nước, cũng như trong máu, cũng có mặt bất lợi của nó. Cholesterol không thể di chuyển được trong máu, vì thế, nó được chuyên chở trong các hạt phần tử hình cầu được gọi là các lipoprotein khác nhau. Hạm đội tàu ngầm với đủ các kích thước lớn bé này, chuyên chở cholesterol đi khắp cơ thể.
Hai loại tàu ngầm quan trọng nhất là loại lipoprotein có mật độ cao (High density lipoprotein HDL Cholesterol), và loại lipoprotein có mật độ thấp (Low density lipoprotein LDL Cholesterol), hay nói nôm na là loại tàu nặng và tàu nhẹ.
Video minh họa về LDL Cholesterol (cholesterol xấu) và HDL Cholesterol (cholesterol tốt)
Trong bất cứ thời điểm nào, khoảng 60% đến 80% cholesterol trong máu được chuyên chở bằng tàu nhẹ LDL, và khoảng 15% đến 20% được chuyên chở bằng tàu nặng HDL. Phần còn lại, dưới 25%, được các loại tàu khác vận chuyển.
Gan là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc chế biến cholesterol, nên nó rất bận rộn, vì hạm đội vận chuyển ra vào liên tục. Các tàu nhẹ nhận cholesterol từ gan và chở đi phân phối đến các tế bào. Trong khi đó, các tàu nặng chở cholesterol từ các tế bào về gan.
Khi bất cứ một tế bào nào trong cơ thể cần cholesterol, nó ra tín hiệu cho tàu nhẹ (LDL) để đi làm việc, và tàu này thường đậu phía ngoài của tế bào. Bất cứ cholesterol nào được vận chuyển về gan bằng tàu nặng (HDL) thì hoặc là để sản xuất hormones, hoặc là thải ra ngoài qua túi mật.
Cơ thể là một bộ máy hoàn hảo. Vì vậy, quá trình chế biến và vận chuyển cholesterol rất nhịp nhàng, ăn khớp đến đáng kinh ngạc. Cholesterol có mặt khắp nơi trong cơ thể, đến những tế bào cần chúng để hoạt động và sinh sôi.
Nhưng quá trình này cũng có thể gặp sự cố trục trặc. Hệ thống vận tải chạy hỗn loạn, các tàu vận chuyển đổ ầm ầm cholesterol xuống các động mạch một cách vô tổ chức cho đến khi các động mạch này bị tắc nghẽn. Đó là lý do chính khiến cholesterol bị điểm mặt chỉ tên như là một kẻ tội phạm tày đình.
Tất nhiên, các tàu nặng HDL vẫn làm nhiệm vụ vận chuyển cholesterol trở vào gan để xử lí trước khi thải ra ngoài. Nhưng sẽ ra sao nếu hàm lượng cholesterol tốt (HDL) ít hơn hàm lượng cholesterol xấu (LDL)? Tình trạng tắt nghẽn trong các mạch máu là điều sớm hay muộn mà thôi.
Những tội lỗi của trùm cuối Cholesterol
Các nhà khoa học có đủ bằng chứng để buộc tội cholesterol. Nó được tìm thấy trong các động mạch bị tắc nghẽn. Không chỉ thế, nếu mỡ máu cao thì bạn có nguy cơ bị đau tim cao hơn những người có độ cholesterol bình thường hay thấp.
Người ta đổ tội cho chất béo động vật trong thức ăn. Khi chế độ ăn uống thay đổi, hàm lượng cholesterol cũng thay đổi theo. Một phân tích tổng hợp kết quả từ 16 nghiên cứu trên con người cho thấy khi thay thế chất béo động vật bằng rau cải cũng làm cho lượng cholesterol trong người thuyên giảm đáng kể.
Trong một thử nghiệm hy hữu vào thập niên 90, một nhóm 8 người sống trong một khoảnh đất sa mạc rộng khoảng 1.2 hec ta, với một con sông nhỏ, ở phía Bắc Thành phố Tucson (Arizona, Mỹ). Họ chỉ sống bằng nghề nông, nhưng không có thú vật. Vì thế, họ chỉ có thể ăn ngũ cốc, rau cải (tự trồng) và trái cây. Trong năm đầu, họ mất khoảng 10 kg trọng lượng, và cholesterol cũng giảm từ 195 mg/dl xuống còn 123 mg/dl.
Một kết quả tương tự cũng diễn ra ở trẻ em. 1000 trẻ em khoảng 7 tháng tuổi được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 dùng ăn các thực phẩm được chế biến sao cho dưới 35% tổng năng lượng là từ chất béo và trong đó chất béo loại bão hòa chỉ chiếm 1/3 tổng số chất béo; nhóm 2 không giới hạn lượng thực phẩm, và 40% năng lượng thực phẩm từ chất béo động vật. Đến độ tuổi 13 tháng, trẻ em nhóm 1 có hàm lượng cholesterol không khác mấy so với hàm lượng lúc 7 tháng; nhưng trong nhóm 2, hàm lượng cholesterol tăng khoảng 8% so với lúc 7 tháng.
Chứng xơ cứng động mạch (là tình trạng các mạch máu bị giảm khả năng đàn hồi khi cholesterol có quá nhiều trong máu) xuất hiện ảnh hưởng đến các động mạch trung bình và động mạch lớn, nhất là các động mạch chuyển máu vào tim, óc, cật, và chân.
Triệu chứng dễ thấy nhất của vữa xơ động mạch là khi cholesterol bắt đầu lắng đọng thành những vệt béo trên lớp ngoài của động mạch. Những vệt béo là những tiểu thực bào, một tế bào máu trắng, chức năng bình thường là ăn những tế bào đã chết hay bị hư hại. Theo thời gian, các tiểu thực bào này dính vào vách của động mạch, và làm cho sự luân chuyển của động mạch trở nên bất bình thường. Vôi cũng tích tụ, với khoảng 96% những người bị đau tim đều có các động mạch bị vôi-hóa. Tiểu cầu, những tế bào máu có nhiệm vụ làm những vón cục máu, cũng tích tụ phía trên mảng thành một khối cứng bao quanh vành động mạch, và gây ra chứng huyết khối.
Khi quá trình này được diễn ra, những vệt béo chỉ dày khoảng 1 mm trở lại. Song, cục huyết khối có thể dày hơn 3 mm và làm cho đường kính của động mạch nhỏ lại, và sau cùng là làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch. Động mạch có thể bị vỡ, hay một huyết khối có thể bị lìa ra và làm bít các động mạch nhỏ.
Cũng giống như bộ não, tim rất nhạy và dễ bị tổn thương nếu thiếu máu cung cấp. Đây là nguyên nhân chính trong phần lớn các trường hợp đau tim, và kẻ thủ phạm chính là huyết khối.
Huyết khối nếu không gây tắc ghẽn hoàn toàn thì cũng có thể dần dần làm cho đường kính của động mạch nhỏ dần lại, gây nên chứng đau thắt ngực. Một sự đau xé ngực mà nạn nhân thường mô tả như bị một cái búa đánh vào ngực, thường xảy ra trong trường hợp tập thể dục, hay làm những công việc đòi hỏi vận động thể lực cao. Hiện tượng này xảy ra vì động mạch bị thắt lại, làm cho máu không lưu thông vào tim theo một tốc độ cần thiết cho thể lực làm việc nặng.
Khi huyết khối bị vỡ thành từng mảnh nhỏ, thải những chất béo ra ngoài. Những chất béo này kích thích hình thành những cục máu; và những cục máu này lớn dần đến khi chúng làm nghẽn hoàn toàn động mạch. Quá trình này chỉ xảy ra trong vòng vài phút, và hậu quả cuối cùng là chứng huyết khối động mạch vành, bệnh nhân cảm thấy đau đớn không thể chịu nổi. Nạn nhân có thể bị chết vì bệnh nhồi máu cơ tim (myocardial infarction).
Các nghiên cứu lớn trên hơn 21,000 tử thi trong 14 nước cho thấy mối tương quan rất cao giữa tỉ lệ xơ cứng động mạch vành và lượng chất béo tiêu thụ. Một bằng chứng khác trực tiếp hơn là công trình nghiên cứu Framingham Study (Massachusetts) thử nghiệm cholesterol trong hàng ngàn người tình nguyện trong nhiều năm. Sau khi chết, các nhà nghiên cứu ghi nhận một mối tương quan giữa hàm lượng cholesterol và độ vữa xơ động mạch.
Bằng chứng có tính thuyết phục cao nhất được rút ra từ một nghiên cứu về căn bệnh di truyền thừa chất cholesterol (familial hypercholesterol, hay FH). Nguyên nhân chính của hội chứng này là thụ thể (receptor) của LDL bị hư hỏng. Các thụ thể là những “bến cảng” để tàu bè “lên hàng” và “xuống hàng”. Khi những “bến cảng” tiếp nhận LDL bị hư hỏng, các tàu chở LDL phân tử không thể chuyển giao cholesterol cho các tế bào. Kết quả là lượng cholesterol xấu (LDL) tồn tại trong máu rất cao trong những người với hội chứng FH.
Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch
PGS. TS Lê Minh Hà
Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.
Công dụng của FREMO (Phờ – re – mo)
- Giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
- Giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tim mạch
- Hỗ trợ giảm huyết áp
- Giảm tích tụ mỡ dư thừa
- Chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ.
Đối tượng sử dụng
- Người rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao hoặc xơ vữa động mạch do rối loạn mỡ máu.
- Người cần giảm nguy cơ bệnh và chăm sóc sức khỏe tim mạch.
Lưu ý: Không dùng cho người có tác dụng không mong muốn hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Nên kết hợp với chế độ ăn ít tinh bột, chất béo, đồ ngọt và tăng cường vận động.
– Không dùng cho người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm bất cứ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Chi tiết liên hệ 18001208.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.