Ai là nạn nhân của trùm cuối Cholesterol?
Tại các nuớc phát triển, số lượng người bị bệnh tim nhiều hơn bất cứ số bệnh nhân nào. Nam giới có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn phụ nữ.
Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 6 triệu người bị bệnh tim, và trong số này, khoảng 1.5 triệu bị đau tim, và trong số này khoảng 1/3 chết. Khoảng 1/5 trong số các trường hợp đau tim không hề có triệu chứng hay cảnh cáo trước.
Tỉ suất đàn ông người Mĩ chết vì bệnh tim là khoảng 200 trên 100,000 dân số. Người Scotland là 320 trên 100,000 dân số. Người Anh là khoảng 250 trên 100,000 dân số, cao gấp hai lần so với các nước như Hà Lan, Pháp. Ở Nhật, tỉ suất đàn ông chết vì bệnh tim chỉ 20 trên 100,000 dân số.
Cholesterol và thực phẩm trong chế độ ăn uống là giải thích cho sự khác biệt về tỉ suất tử vong giữa các nước. Năm 1953, một nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa tỉ suất tử vong vì bệnh tim và mức độ tiêu thụ chất béo. Kết quả cho thấy tỉ suất chết thường rất cao trong những nước có tiêu thụ chất béo rất cao hay rất thấp.
Đến năm 1970, nghiên cứu trên 7 nước cho kết quả tỉ suất tử vong vì bệnh tim liên hệ mật thiết với lượng tiêu thụ chất béo động vật. Trong các nước Âu châu, dân Bắc Âu (Na Uy, Thụy điển, Đan Mạch, v.v…) có độ tiêu thụ chất béo động vật cao, trong khi dân Nam Âu dùng nhiều thực vật và rau cải. Ngay cả ở Trung Quốc, nơi mà tỉ lệ bệnh tim rất thấp, nguy cơ bị bệnh tim cũng tương quan cao với độ tiêu thụ chất béo động vật.
Tại Mĩ, nghiên cứu với hơn 360,000 người tham dự, kết luận rằng những người ăn nhiều chất béo động vật có nguy cơ bị bệnh tim rất cao so với những người không ăn hay ăn ít chất béo động vật. Ở Nhật, thực phẩm của người Nhật thường có ít chất béo, và tỉ lệ người bị bệnh tim cũng rất thấp. Nhưng khi người Nhật di cư sang sống ở Mĩ, nguy cơ bị bệnh tim của họ tương đương với nguy cơ bị bệnh tim của người Mĩ địa phương.
Trong một nghiên cứu, với hơn 7000 đàn ông trung niên được theo dõi trong một thời gian dài, các nhà nghiên cứu ghi nhận những người có nguy cơ chết thường có độ HDL (cholesterol tốt) thấp hơn những người cùng tuổi còn sống.
Như vậy bằng chứng buộc cho trùm cuối Cholesterol đã đầy đủ, cả nhân chứng lẫn vật chứng. Còn điều gì để xem xét thêm nữa không?
Sự thật không hẳn là vậy!
Lật lại bằng chứng buộc tội Cholesterol
Nhiều ý kiến phản bác cho rằng phương pháp khoa học đằng sau các lời buộc tội cholesterol là nhập nhằng, chưa chính xác.
Những thí nghiệm trên thú vật và thử nghiệm lâm sàng ở con người cho thấy chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến mức độ cholesterol. Nhưng mối liên hệ giữa chế độ ăn uống và cholesterol nói chung là yếu ớt: chế độ ăn uống chỉ giải thích khoảng 4% khác biệt về mức độ cholesterol giữa các cá nhân trong một quần thể. Nói cách khác, hơn 95% khác biệt về cholesterol trong một dân số không thể giải thích bằng chế độ ăn uống.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới không “chứng minh” được mối liên hệ giữa cholestrol trong máu và chế độ ăn uống. Chẳng hạn như trong công trình nghiên cứu Framingham, một nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến việc chẩn đoán và chữa trị bệnh tim trong thập niên 1950s, chế độ ăn uống của gần 1000 người được theo dõi cẩn thận, nhưng các nhà nghiên cứu không phát hiện một mối liên hệ nào giữa chế độ ăn uống và độ cholesterol trong máu.
Trong thực tế, rất khó mà đo lường chính xác hàm lượng chất béo, hay bất cứ một thói quen ăn uống nào của từng người dân. Hầu như tất cả các nghiên cứu chỉ đơn giản yêu cầu tình nguyện viên ghi chép vào một bảng thống kê những gì họ ăn uống trong vòng 24 giờ qua, hoặc 4 ngày ăn uống liên tiếp trong đó có một ngày cuối tuần. Rõ ràng nhận ghi nhận này không phản ánh chế độ ăn uống lâu dài của một cá nhân.
Đáng lưu ý hơn, ngay cả trong một số nghiên cứu, người ta theo dõi chế độ ăn uống hàng ngày và trong một thời gian cả 6 tháng liền, người ta cũng không phát hiện được một mối liên hệ giữa cholesterol và chế độ ăn uống, dù mức độ chất béo mà các tình nguyện viên dùng có khi rất thấp (10 g/ngày) hay rất cao (300 g/ngày). Trong những nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, nhiều người có lượng cholesterol rất thấp dù họ dùng chất béo động vật rất nhiều, và cũng có người có lượng cholesterol khá cao nhưng lại ít dùng chất béo động vật!
Với những bằng chứng trái chiều như thế, giới y tế vẫn khuyên mọi người nên giảm lượng chất béo động vật, ít nhất là 10%. Song, trong thực tế, nhiều người giảm lượng chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày, nhưng mức độ cholesterol trong người vẫn cao hơn mức độ cholesterol ở những người không giảm chất béo trong ăn uống. Ở Anh, sau hơn 20 năm vận động, mức độ cholesterol trong người dân vẫn như thời thập niên 1970s, dù mức độ tiêu thụ chất béo động vật giảm một cách rõ rệt.
Các yếu tố khác tác động lên mức Cholesterol
Yếu tố văn hóa có lẽ cũng cần xem xét thêm. Người Samburu (một bộ lạc ở Phi châu) một ngày ăn trung bình khoảng 0.45 kg thịt động vật, và uống khoảng 9 lít sữa động vật. Nói một cách khác, những người Phi châu này ăn uống một lượng chất béo gấp 2 lần những người Mĩ. Nhưng hàm lượng cholesterol trung bình của người Samburu chỉ 170 mg/dl so với 220 mg/dl của người Mĩ. Tương tự, dân Masai (một bộ lạc ở Kenya) cũng uống nhiều sữa (khoảng 3 lít sữa) và ăn thịt thay gạo hàng ngày, nhưng hàm lượng cholesterol trung bình chỉ 135 mg/dl, tức thuộc vào hàng thấp nhất trên thế giới.
Một cách giải thích cho những người ăn nhiều chất béo nhưng mức độ cholesterol vẫn thấp là do di truyền, do gen. Cơ thể của người Masai có lẽ đã điều chỉnh để thích nghi với quá trình sản xuất và tiêu hủy cholesterol, khác với cơ chế trong người Âu châu hay Mĩ châu.
Tuy vậy, một nghiên cứu về những người Masai di dân từ vùng đồng quê lên sống trong thành thị cho thấy mức độ cholesterol trong những người này tăng khoảng 25%, mặc dù chế độ ăn uống của họ không có gì khác với lúc còn ở trong quê, quá ngạc nhiên! Như vậy, một yếu tố nào đó làm cho hàm lượng cholesterol trong người Masai thay đổi, và yếu tố đó không phải là chế độ ăn uống.
Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạc
PGS. TS Lê Minh Hà
Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.
Công dụng của FREMO (Phờ – re – mo)
- Giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
- Giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tim mạch
- Hỗ trợ giảm huyết áp
- Giảm tích tụ mỡ dư thừa
- Chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ.
Đối tượng sử dụng
- Người rối loạn mỡ máu, thừa cân béo phì, gan nhiễm mỡ, huyết áp cao hoặc xơ vữa động mạch do rối loạn mỡ máu.
- Người cần giảm nguy cơ bệnh và chăm sóc sức khỏe tim mạch.
Lưu ý: Không dùng cho người có tác dụng không mong muốn hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
– Nên kết hợp với chế độ ăn ít tinh bột, chất béo, đồ ngọt và tăng cường vận động.
– Không dùng cho người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm bất cứ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Chi tiết liên hệ 18001208.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.