Những kết quả mâu thuẫn từ việc kết tội Cholesterol
Những năm 70, sau khi nhiều bằng chứng khoa học được đưa ra, các nhà khoa học đều đồng ý rằng chất béo trong thức ăn và cholesterol xấu có tội. Ở các nước giàu có, nơi bệnh tim là căn bệnh giết người số một, người dân được giáo dục về sự độc hại của cholesterol xấu và chất béo động vật. Giới chức y tế khuyến cáo dân chúng nên thường xuyên xem xét độ cholesterol xấu sao cho không quá 160 mg/dl, và cholesterol tốt ít nhất là 35 mg/dl.
Và nguyên tắc ăn uống của người bị mỡ máu nói riêng, cũng như người dân từ đó cũng được thay đổi. Ở Anh, chất béo tiêu thụ khoảng 40%, chất béo từ thực vật gia tăng, với tỉ số P/S tăng từ 0.22 vào năm 1977 lên 0.37 vào năm 1987. Ở Mĩ, người dân giảm lượng cholesterol từ thực phẩm. Tính từ thập niên 60, tỉ lệ tử vong đã tụt xuống khoảng 60% ở Bắc Mĩ, và 40% ở Tây Âu. Tuy nhiên tỉ lệ tử vong từ bệnh tim mạch vẫn còn cao và chưa giảm ở các nước trong khối Đông Âu.
Nếu chỉ nhìn vào kết quả, chúng ta sẽ kết luận rằng các nhà khoa học đã có quyết định đúng khi tập trung vào việc giảm lượng cholesterol trong chế độ ăn uống của người dân. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố xảy ra và thay đổi, trong thời gian mà tỉ lệ tử vong tụt xuống một cách ngoạn mục.
Một trong các yếu tố quan trọng là việc chẩn đoán kịp thời và tiến bộ trong việc điều trị bệnh tim. Ngoài ra, tại Nhật, tỉ lệ tử vong từ bệnh tim cũng giảm một cách ngoạn mục, nhưng mức độ tiêu thụ thịt heo, bò, cừu, v.v… tăng một cách đáng kể trong khoản thời gian 1970s và 1980s! Cũng trong cùng thời gian, mức độ cholesterol trong người Nhật cũng tăng theo. Nhưng tỉ lệ người bị bệnh tim ở Nhật vẫn còn thấp, và ở Anh, dù có cải tiến chế độ ăn uống, tỉ lệ người bị bệnh tim vẫn cao.
Thành phần xã hội cũng là một yếu tố quan trọng. Công chức cao cấp với chế độ ăn uống phong phú và đa dạng, là thành phần ít bị bệnh tim, so với những công chức cấp thấp. Công trình nghiên cứu “Whitehall study” theo dõi sức khỏe của hơn 17000 công chức Anh phát hiện rằng những công chức cấp thấp có tỉ lệ bị bệnh tim cao hơn những công chức cao cấp. Không những thế, tỉ lệ tử vong trong công chức cấp thấp lại tăng theo thời gian, trong khi tỉ lệ tử vong trong thành phần cao cấp lại giảm!
Nhìn vào những kết quả mâu thuẫn như thế, thật khó mà hiểu được. Người ta cần thêm nhiều bằng chứng trực tiếp giữa chế độ ăn uống và bệnh tim. Hơn 40 thử nghiệm lâm sàng, với hơn 100000 người tình nguyện, đã giảm độ cholesterol trong máu. Kết quả cho thấy số người bị bệnh tim quả có giảm nhưng chỉ chút ít. Trong khi đó, một phân tích tổng hợp kết luận rằng giảm độ cholesterol chỉ làm giảm số người bị bệnh tim khoảng 2.8%, nhưng tổng số tử vong lại tăng từ 5.8% lên 6.1%!
Thuốc hạ Cholesterol có giảm được tử vong vì bệnh tim?
Nhiều cách khác nhau tiếp tục được thử. Thay vì thay đổi chế độ ăn uống, người ta bắt đầu dùng thuốc để giảm lượng cholesterol, và xem số tử vong vì bệnh tim có giảm hay không. Trong số những thử nghiệm này, có nhóm thuốc statins làm giảm độ cholesterol và giảm tỉ lệ tử vong vì bệnh tim.
Như vậy, có phải cholesterol xấu quả có tội? Không hẳn vậy. Bởi vì sự thành công của statins có thể chẳng dính dáng gì đến việc giảm độ cholesterol xấu trong máu.
Statins giảm độ cholesterol vì chúng kiềm chế khả năng của cơ thể sản xuất ra mevalonate, một tiền thân của cholesterol. Nhưng vấn đề ở đây là mevalonate cũng là tiền thân của các chất khác. Một trong những chất đó là sản xuất ra những tiểu huyết cầu (platelets) làm cho cho máu không đông đặc được (thông thường tiểu huyết cầu làm cho máu đông đặc), và làm cho các tế bào của cơ ít tích cực hơn. Statins, do đó, có thể ngăn ngừa bệnh tim, nhưng qua hai cơ chế chẳng dính dáng gì đến cholesterol.
Cũng có thể statins làm giảm giảm độ cholesterol và đồng thời làm giảm tỉ lệ tử vong vì bệnh tim. Và, các dữ kiện nghiên cứu lâm sàng có vẻ phù hợp với giả thuyết này. Statins làm giảm tỉ lệ tử vong từ bệnh tim trong hầu hết mọi ngừơi, ngay cả trong những người mà độ cholesterol được xem là an toàn, hay trong những người có độ cholesterol rất thấp.
Vậy ai là kẻ thực sự có tội?
Nếu phe phản đối cho rằng cholesterol vô tội trong việc gây ra bệnh tim, ai là kẻ thật sự gây ra vấn đề ở đây? Chúng ta đều thừa nhận một thực tế rằng: những người với độ cholesterol cao có tỉ lệ bị bệnh tim cao hơn những người với độ cholesterol bình thường hay thấp. Làm sao có thể cho là cholesterol vô tội?
Công trình thử nghiệm lâm sàng statins cho chúng ta một vài manh mối. Có lẽ có một số yếu tố không những chỉ làm tăng độ cholesterol nhưng cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Nếu những yếu tố này quả hiện hữu, chúng có thể là những kẻ có tội thật sự, chịu trách nhiệm cho những cái chết liên quan đến bệnh tim, và vô tình làm cho cholesterol thành kẻ có tội.
Hãy suy nghĩ kĩ về điều này, trường hợp lừa dối như vậy hoàn toàn có thể xảy ra.
Chúng ta đã có một danh sách dài về những yếu tố này như: bệnh béo phì, bệnh đái đường, hút thuốc, thiếu vận động, nghèo khó, thất nghiệp, căng thẳng tâm thần (stress), huyết áp cao, khó ngủ, v.v… đều có khả năng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.
Tất cả những gì ảnh hưởng đến tổng số lượng cholesterol, và một vài yếu tố (như bệnh béo phì, hút thuốc, huyết áp cao và thiếu vận động) còn ảnh hưởng đến tỉ số cholesterol tốt và cholesterol xấu.
Những người thiếu vận động có lượng cholesterol tốt thấp hơn đến 41% so với những người hay chạy bộ. Đối với bệnh tim, ảnh hưởng của những yếu tố trên đây mang tính tuyết phục cao hơn so với ảnh hưởng của cholesterol hay chất béo trong thực phẩm.
Với yếu tố hút thốc lá: những người dưới 50 tuổi, tỉ lệ bị bệnh tim trong những người hút thuốc lá cao gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Trong những người ở độ tuổi 30 và 40, khoảng 80% các trường bệnh đau tim xảy ra trong những người hút thuốc lá. Những người hút 20 điếu mỗi ngày có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn 75% đến 80% so với những người không hút thuốc lá. Những người ngưng hút thuốc, nguy cơ bị bệnh tim giảm xuống khoảng 50% trong vòng một năm sau khi ngưng hút. Ngay cả những người không hút thuốc, nhưng ở gần những người hút thuốc, cũng có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn trung bình đến 20%.
Tiếp tục xét đến yếu tố trọng lượng cơ thể và bệnh tim. Chẳng hạn như đối với những người ở độ tuổi trung niên, nếu trọng lượng tăng 10 kg so với lúc họ còn ở độ tuổi 18, có tỉ lệ tử vong vì bệnh tim cao gấp 2 hay 3 lần so với những người mà trọng lượng không thay đổi. Nếu trọng lượng tăng 20 kg, tỉ lệ tử vong có thể cao gấp 7 lần và có khả năng chết sớm. Ngoài ra, béo phì còn gây ra bệnh đái đường, và đái đường có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.
Nghèo đói cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim qua nhiều cơ chế có liên hệ với nhau. Thất nghiệp, tâm thần căng thẳng, áp huyết cao, thiếu ngủ hay khó ngủ đều có thể dính dáng với bệnh tim. Nghèo đói cũng gây thiếu dinh dưỡng trong thời kì mang thai. Những trẻ em này khi lớn lên thường có áp huyết cao, trọng lượng thấp, và do đó có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn trung bình.
Danh sách những yếu tố nguy hiểm cho bệnh tim chắc chắn là chưa đầy đủ. Còn nhiều yếu tố chưa được biết đến, hay chưa được phát hiện.
Đây là những thủ phạm, hay tòng phạm, trong bệnh tim, chúng ta chưa biết một cách rõ ràng. Có phải những yếu tố trong danh sách trên gây ra bệnh tim, bởi vì chúng làm tăng sản lượng cholesterol, và dùng cholesterol để làm việc tội lỗi? Hay chúng là nguyên nhân gây ra bệnh tim, nhưng hoàn toàn không dính dáng gì đến cholesterol? Cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định rõ điều này.
Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch
PGS. TS Lê Minh Hà
Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.
Công dụng của FREMO (Phờ – re – mo)
- Giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
- Giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tim mạch
- Hỗ trợ giảm huyết áp
- Giảm tích tụ mỡ dư thừa
- Chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm bất cứ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Chi tiết liên hệ 18001208.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.