Yếu tố mới ảnh hưởng đến bệnh tim – Viêm
Không một nhà khoa học nào chắc chắn đã phát hiện toàn bộ các yếu tố nguy hiểm gây nên bệnh tim. Người ta đã nghĩ ra cách là ước tính xem tất cả các yếu tố đã biết “giải thích” bao nhiêu phần trăm số trường hợp bệnh tim, và phần chưa giải thích được chính là phần để các nhà khoa học phát hiện thêm.
Người ta nhận thấy số người hút thuốc lá giảm (từ 50% xuống còn khoảng 30%) trong vòng trên dưới 40 năm qua, huyết áp máu trung bình trong dân số cũng giảm, tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thời kì mang thai cũng giảm. Tuy nhiên, số người béo phì và tiểu đường càng ngày càng gia tăng.
Kết quả cho thấy tất cả các yếu tố liên quan đến bệnh tim mà chúng ta biết đến chỉ giải thích khoảng 50% trở lại con số bệnh tim và tử vong vì bệnh tim trong thời gian 50 năm qua. Thế 50% còn lại thì sao?
Một số yếu tố triển vọng trong danh sách đề cử là viêm. Điểm khởi đầu của quá trình phát bệnh tim là viêm động mạch do nhiễm trùng. Viêm động mạch là bước đầu tiên trong quá trình phát bệnh vữa xơ động mạch, một số ý kiến khác thì tin rằng sự tổn hại này là do cholesterol gây nên. Nhưng có thể viêm động mạch xảy ra trước, rồi mới đến cholesterol tích tụ sau.
Nguyên nhân của viêm động mạch có thể đến từ nghiều nguồn, chẳng hạn như thuốc lá. Khi thí nghiệm với chuột, khi được đặt vào môi trường không khí ô nhiễm, hệ thống tuần hoàn bị hư hại như là bị vữa xơ động mạch.
Ngoài ra, nguyên nhân còn có thể đến từ yếu tố di truyền. các mảng xơ vữa thường xảy ra trong chuột không có protein IL-10. Chuột không IL-10 có động mạch bị nghẽn cao gấp 30 lần (và nguy cơ vành động mạch bị vỡ cao gấp 4 lần) so với chuột có IL-10. Khoảng 10% con người thiếu IL-10 và có thể những người này rất dễ bị nhiễm vi khuẩn.
Một nguyên nhân khác có thể từ vi khuẩn Chlamydia pneumoniae. Vi khuẩn này tấn công và lưu truyền trong con người qua ho, và hắt hơi. Từ phổi, vi khuẩn này theo tiểu thực bào đến động mạch. Giới khoa học ghi nhận rằng những người bị bệnh tim mạch thường từng bị nhiễm vi khuẩn nhiều lần trước khi bị bệnh. Ngoài ra, DNA và protein của vi khuẩn này thường xuất hiện trong các mảng đóng phía ngoài của vành động mạch, thậm chí có trường hợp vi khuẩn sống cũng được tìm thấy trong đó. Trong một nghiên cứu ở Hòa Lan, dấu hiệu vi khuẩn được tìm thấy trong khoảng 60% đến 79% trường hợp động mạch bị nghẽn, và ít khi nào tìm thấy trong các động mạch bình thường.
Nhiễm vi khuẩn có thể là một lý do tốt để giải thích tại sao tỉ suất tử vong vì bệnh tim giảm một cách nhanh chóng. Những loại thuốc trụ sinh loại kiềm khuẩn như tetracyline được đưa vào y tế công cộng cùng thời với tỉ suất tử vong bắt đầu suy giảm.
Dĩ nhiên, chúng ta cũng có thể nhầm lẫn như trường hợp của cholesterol. Có thể vi khuẩn chỉ có mặt khi sự việc xảy ra mà không có vai trò gì quan trọng? Cholesterol là một hóa chất có mặt một cách tự nhiên trong động mạch của con người, còn Chlamydia pneumoniae thì không. Sự có mặt của Chlamydia pneumoniae ở những mảng đóng có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên đến vậy? Một người bà con với vi khuẩn này cũng từng được nhận dạng là thủ phạm làm cho con người hiếm muộn bằng cách làm tắc nghẽn ống dẫn trứng/tinh trùng. Rất có thể Chlamydia pneumoniae là một trong những thủ phạm mà chúng ta đang tìm kiếm.
Sau tất cả, một giả thiết táo bạo về Cholesterol
Trở lại câu chuyện cholesterol, tại sao nó luôn luôn có mặt trong khi tim bị nghẽn? Và, tại sao những yếu tố nguy hiểm liên quan đến bệnh tim đều, phần lớn, làm tăng độ cholesterol trong máu?
Có một cách giải thích táo bạo là cholesterol luôn luôn có mặt khi động mạch bị hư hại là để hàn gắn động mạch, chứ không phải làm hư hại động mạch.
Vai trò của Cholesterol là rất quan trọng với cơ thể. Cholesterol tham gia vào cấu trúc tế bào, giúp cho phụ nữ có thể sinh sản, giúp bào thai phát triển bình thường, tránh bị dị tật. Cholesterol còn dính dáng vào việc sản xuất ra hormones và mật, và có thể nhiều hóa chất khác mà chúng ta chưa biết hết.
Cơ thể chúng ta điều tiết cholesterol một cách tinh vi và hoàn hảo. Nếu cholesterol từ thực phẩm có bị biến đổi thế nào thì cơ thể cũng sẽ có cách điều tiết cân bằng trở lại. Khi con người hút thuốc, béo phì, trầm cảm, nhiễm vi khuẩn, v.v… cholesterol trong cơ thể con người phải thay đổi để tương xứng với sự thay đổi đó.
Có thể lượng cholesterol tăng lên khi một cá nhân bị bệnh tim là một cơ chế hòa giải của cholesterol thì sao. Cơ thể cần phải tăng lượng cholesterol để đáp ứng nhu cầu chữa trị. Tại sao không?
Hãy cứ giả thiết rằng hiện tượng tích tụ cholesterol trên vành động mạch là một cơ chế để hàn gắn động mạch, chống lại nhiễm trùng và viêm. Trong trường hợp này, hàm lượng cholesterol cần phải gia tăng, cholesterol cũ bị thải và thay thế vào đó là cholesterol mới. Một số vệt béo từ cholesterol có thể chỉ có mặt tạm thời, sau đó sẽ được các tàu HDL di chuyển đi chỗ khác một khi chúng đã làm xong bổn phận và động mạch được hàn gắn lành mạnh.
Trong quá trình tiến hóa, cơ chế này có vẻ có công hiệu: bệnh tim là một cơn dịch trong thế giới phương Tây vào thế kỉ 20. Có lẽ hiện tượng này xảy ra khi viêm nhiễm động mạch; nhu cầu cho microphages và platelets càng ngày càng cao để cuối cùng dẫn đến bệnh tim.
Cholesterol có khi quan trọng hơn chúng ta nhìn nhận. Chúng ta gặp những khó khăn trong việc chữa trị những động mạch bị tắc nghẽn khi hệ thống tích tụ cholesterol không còn vận hành bình thường. Nếu cứ bất chấp giảm cholesterol bằng thuốc hay các phương tiện khác, có thể dẫn đến những hậu quả xấu không lường. Nhiều thử nghiệm lâm sàng thuốc statins cho thấy những người dùng thuốc có nguy cơ bị chết vì ung thư, tai nạn, tự tử. Điều này cũng dễ hiểu vì cholesterol có liên hệ đến sản xuất hormones. Ảnh hưởng tích cực của thuốc statins là làm giảm tỉ lệ bệnh đau tim.
Những phát biểu trong bài viết này không có ý khuyến khích một thái độ ăn uống thoải mái, không cần để ý đến các chất béo hay lượng cholesterol. Mục đích bài viết này cung cấp cho bạn đọc những bằng chứng khoa học đa chiều đằng sau mối liên hệ giữa chế độ ăn uống, cholesterol và bệnh tim.
Fremo – Giải pháp cho rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch
PGS. TS Lê Minh Hà
Các nhà khoa học Việt Nam đã tìm được công thức có tác dụng vượt trội khi sử dụng phối hợp Cây xạ đen, Giảo cổ lam, Bụp giấm với các dược liệu khác. Năm 2018, viện Hàn lâm khoa học đã công bố đề tài “Nghiên cứu chiết xuất và đánh giá tác dụng hạ mỡ máu của bài thuốc phối hợp ba dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam và Bụp giấm” với kết quả rất ấn tượng.
Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Tiếp tục đi sâu nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm đã đưa ra công thức sản phẩm hoàn chỉnh bao gồm các dược liệu Xạ đen, Giảo cổ lam, chiết xuất Hibithocin từ đài hoa Bụp giấm, Táo mèo, Hoàng bá, Nga truật dành cho người bị rối loạn mỡ máu có tên FREMO.
Công dụng của FREMO (Phờ – re – mo)
- Giảm mỡ máu, gan nhiễm mỡ
- Giảm xơ vữa động mạch, ngăn ngừa nguy cơ tổn thương tim mạch
- Hỗ trợ giảm huyết áp
- Giảm tích tụ mỡ dư thừa
- Chiết xuất từ thảo dược, không gây tác dụng phụ.
FREMO cam kết hoàn lại 100% tiền nếu không giảm bất cứ chỉ số mỡ máu nào sau 2 tháng sử dụng. Chi tiết liên hệ 18001208.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch bạn đang gặp phải.