Sau khi sinh, sản phụ bị đau bụng dưới được gọi là đau bụng sau sinh, thuật ngữ Đông y gọi là Nhi chẩm thống.
Triệu chứng thường gặp là đau bụng dữ dội, đau xuyên ra cột sống, lan xuống hai đùi, lan ra toàn bộ bụng, kèm theo có thể đau đầu, căng vú, buồn nôn, thần kinh căng thẳng; ác lộ ( tức sản dịch ) không xuống, nguyên nhân chủ yếu được xác định là do huyết ứ tắc trở và hàn gây nên. Tuy nhiên cũng có trường hợp do mất máu quá nhiều, tử cung mất tư dưỡng mà biểu hiện là đau âm ỉ trống không, sản dịch màu vàng nhạt cũng khiến sản phụ đau bụng dữ dội.
Đau bụng sau sinh trên lâm sàng là do 3 nguyên nhân :
- Đau bụng sau sinh do huyết thiếu, khí nhược.
- Đau bụng sau sinh do huyết ứ.
- Đau bụng sau sinh do hàn ( lạnh).
Do đó phương pháp trị bệnh theo y học cổ truyền sẽ là bổ khí ích huyết ; thuận khí hành trệ ; ôn trung tán hàn.
Một số bài thuốc dân gian hiệu nghiệm thường dùng để trị triệu chứng này :
Cách 1 : đơn giản nhất là biện pháp chườm nóng tức đem rang muối ăn thật nóng, cho vào khăn chườm ở bụng hoặc dùng 1 kg ngải cứu rang khô, giã ra, đắp vào rốn lúc đang còn nóng. Ngày nay trên thị trường đã có bán túi cao su có thể chứa nước nóng bên trong để bạn có thể áp dụng phương pháp này dễ dàng hơn nữa. Phương pháp này trị chứng đau bụng sau sinh do lạnh gây nên.
Phương pháp chườm nóng cũng có thể giúp giảm các cơn đau bụng kinh của phụ nữ
Cách 2 : lấy củ cỏ gấu 30g sao cháy, nghiền thành bột, chia ra uống với nước cơm trong ngày.
Cách 3 : đường đỏ nấu với 1-2 quả trứng gà để ăn, chữa đau bụng sau sinh do huyết hư.
Cách 4 : rễ chuối 120g hoặc rễ củ gai 30g sắc với nước uống trong ngày.
Cách 5 : tô mộc 30g nấu với nước và rượu, uống để chữa đau bụng sau sinh do ác lộ ( sản dịch) không ra, bụng đau tức không chịu nổi.
⇒Xem thêm: 7 mẹo giảm đau bụng kinh đơn giản tại nhà – mẹ nào cũng có thể áp dụng
Kết luận : Song song với các phương pháp trên, các sản phụ cần phải chú ý giữa ấm cơ thể và giữ vệ sinh cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các phương pháp trên kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe cẩn thận mà cơn đau vẫn không dứt thì cần phải đến gặp bác sĩ để được kiểm tra toàn diện sức khỏe, không nên chậm trễ.
Ngọc Linh – YduocLH