Trĩ nội là chứng bệnh xảy ra ở vùng “nhạy cảm” nên người bệnh thường có tâm lý ngại đi khám chữa bệnh và bỏ qua không quan tâm. Đây là lý do khiến bệnh dễ phát triển lên các mức độ nặng, làm việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Vì vậy việc nhận biết các triệu chứng bệnh trĩ nội là yếu tố rất cần thiết giúp người bệnh có thể nhận biết và điều trị bệnh kịp thời.
Triệu chứng bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội thường xảy ra ở khu vực trực tràng – hậu môn. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do các đám rối tĩnh mạch trĩ nội giãn nở quá mức gây hình thành nên các búi trĩ phía trên đường lược. Các búi trĩ này phát triển với kích thước lớn dần theo thời gian và sa ra bên ngoài hậu môn gây ra hiện tượng sa búi trĩ, hình thành nên bệnh trĩ nội.
Bệnh trĩ nội nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển với cấp độ nặng và gây ra các biến chứng như: nhiễm khuẩn, tắc mạch, sa nghẹt hậu môn và cũng có thể biến chứng thành ung thư trực tràng.
Xem thêm: Bệnh trĩ nội là gì?
Những triệu chứng bệnh trĩ nội bạn cần biết
Để phát hiện bệnh trĩ nội, việc đơn giản nhất là người bệnh nhận biết và phát hiện ra các dấu hiệu bệnh trĩ. Dưới đây là 3 dấu hiệu bệnh trĩ nhận biết đơn giản. Hãy cùng Cotripro.vn tìm hiểu nhé.
1.Đi ngoài ra máu
Đây là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên của bệnh trĩ nội. Các búi trĩ nội hình thành và có các vách ngăn khoảng trống làm máu chảy vào và lắng đọng tại đó. Búi trĩ có kích thước càng lớn thì lượng máu lắng đọng càng nhiều. Khi người bệnh rặn đại tiện, lực rặn tác động ép máu chảy ra bên ngoài cùng búi trĩ và phân. Điều này giải thích vì sao khi bệnh trĩ càng nặng, búi trĩ càng lớn thì máu chảy ra ngoài càng nhiều.
Ban đầu, bệnh còn nhẹ nên triệu chứng đi ngoài ra máu không xuất hiện thường xuyên, lượng máu chảy ít, người bệnh chỉ có thể phát hiện khi vô tình nhìn thấy hoặc thông qua giấy vệ sinh. Ở các giai đoạn sau ((trĩ nội cấp độ 2, 3, 4) máu chảy nhiều, có thể phun thành tia, máu đỏ tươi, không lẫn vào phân.
Đi ngoài ra máu nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra nhiều bệnh khác như: thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hay ốm vặt, hoa mắt chóng mặt… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh.
2. Sa búi trĩ
Giai đoạn đầu, kích thước búi trĩ nhỏ nên không xảy ra hiện tượng sa búi trĩ. Sa búi trĩ thường chỉ nhận biết rõ ràng từ giai đoạn 2 (hay còn gọi là bệnh trĩ nội cấp độ 2).
Sa búi trĩ nặng dần và thay đổi theo từng cấp độ bệnh. Ở cấp độ 2, khi người bệnh rặn đại tiện các búi trĩ nội bị lực tác động và sa ra bên ngoài hậu môn sau phân. Và chúng sẽ lập tức co lại vào trong ống hậu môn ngay sau đó. Tuy nhiên, ở sa búi trĩ nội độ 3, các búi trĩ có kích thước lớn sa ra ngoài và không thể co vào trong hậu môn. Chỉ khi người bệnh tác động ấn, nhét vào thì búi trĩ mới thụt vào trong hậu môn. Búi trĩ nội ở cấp độ 4 sa ra bên ngoài hậu môn và mất hoàn toàn khả năng co vào bên trong khi người bệnh rặn đại tiện. Khi này, các búi trĩ bị cọ sát vào quần gây cảm giác đau rát, sưng tấy, khó chịu, dễ bị nhiễm trùng, tổn thương thậm chí có thể hoại tử nếu không được điều trị kịp thời.
3. Cảm giác đau và có dịch nhầy
Cảm giác đau: Ở giai đoạn đầu, có xuất hiện cảm giác hơi nhói khi người bệnh rặn đại tiện, về sau, cảm giác đau đớn xuất hiện kéo dài. Đi kèm theo có dịch nhầy xuất hiện quanh hậu môn, khiến người bệnh luôn có cảm giác ẩm ướt, khó chịu cả ngày. Đây cũng là môi trường khiến búi trĩ dễ bị nhiễm trùng, viêm sưng tấy.
Xem thêm:
Theo cotripro.vn