Nồng độ triglyceride cao vượt ngưỡng cho phép có thể mang lại những nguy cơ sức khỏe không mong muốn như các bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch,… Chế độ ăn uống có ý nghĩa thúc đẩy việc giảm nồng độ triglyceride về ngưỡng an toàn. Vậy chỉ số triglyceride cao nên ăn gì, kiêng gì?
Triglyceride là một dạng chất béo chiếm 95% lượng chất béo( nạp từ mỡ động vật, dầu thực vật) tiêu thụ hàng ngày. Lượng calo mà bạn không sử dụng tới sẽ được chuyển hóa thành trigliceride, chúng lưu trữ trong các tế bào mỡ, sau đó hormone sẽ giải phóng triglyceride để lấy năng lượng giữa các bữa ăn.
☛ Tìm hiểu: Triglyceride là gì? Chỉ số triglyceride cao bao nhiêu là nguy hiểm
Triglyceride cao nên ăn gì?
Người bị bệnh mỡ máu cao nên ăn nhiều loại thực phẩm để nạp đủ dưỡng chất cũng như điều chỉnh năng lượng tiêu thụ để phòng ngừa thừa cân và béo phì.
Chất xơ và vitamin
Chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa rối loạn mỡ máu, có tác dụng loại bỏ một phần chất béo và triglyceride hấp thụ vào cơ thể. Khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ có trong rau, củ, các loại hoa quả…..
Ngoài ra, người bị bệnh mỡ máu cao cũng cần tăng cường bổ sung vitamin – một nhân tố quan trọng giúp giảm thiểu hàm lượng cholesterol. Một số thực phẩm giàu chất xơ và vitamin đặc biệt tốt cho người bị bệnh tim mạch như:
- Rau xanh.
- Giá đỗ.
- Hoa quả: Táo, nấm hương và hành tây…
- Các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Các loại thịt trắng
Nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, vịt, ngan – thực phẩm có chứa hàm lượng cholesterol thấp thay cho các loại thịt đỏ chứa nhiều cholesteron.
Nước
Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình bài tiết, nhờ đó các chất độc hại được tăng cường loại ra khỏi cơ thể. Do đó, người bị bệnh mỡ máu cao nên chú ý uống đầy đủ nước để thanh lọc cơ thể.
Axit béo tốt
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, axit béo tốt( axit béo chưa no có nhiều nối đôi) như Omega 3, Omega 6 không những có tác dụng làm giảm triglyceride mà còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, đồng thời giúp điều chỉnh huyết áp. Do đó, để cải thiện tình trạng rối loạn mỡ máu, người bệnh nên chú ý đến nhiều loại cá và dầu có nguồn gốc thực vật chứa nhiều axit không no.
Nên ăn cá từ 2 – 3 lần/ tuần, sử dụng dầu lạc, dầu olive thay cho mỡ, ăn các loại hạt có dầu như lạc, vừng, hạt dẻ, hạt bí ngô, các loại cá để cung cấp các axit béo không no nhiều nối đôi.
☛ Gợi ý giúp bạn: 13 thực phẩm giúp hạ triglyceride cho người mỡ máu cao
Triglyceride cao nên kiêng ăn gì?
- Muối: Nên giảm lượng muối xuống dưới 5g/ngày bằng cách tránh muối bột, hạn chế sử dụng muối trong nấu ăn bằng cách chọn những thực phẩm tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp.
- Đồ uống có cồn: Bệnh nhân triglyceride cao cần hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn.
- Đường: Hạn chế sử dụng đồ uống, thực phẩm chứa đường, đặc biệt là nước ngọt.
- Thuốc lá: Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với thuốc lá.
- Thực phẩm có hàm lượng Cholesterol cao: Cần chú ý hạn chế các thực phẩm giàu cholesterol trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là não, bầu dục, gan, nội tạng động vật. Không nên ăn quá 2 quả trứng/ngày, do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol. Người bệnh cần giảm thiểu hàm lượng thịt đỏ trong bữa ăn vì đây là một trong những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
- Chất béo (lipid) no: Chất béo no không chỉ làm tăng hàm lượng triglyceride mà còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt trong khẩu phần ăn của bệnh nhân mỡ máu.
- Hạn chế ăn tối muộn: Tối muộn là thời điểm năng lượng tiêu hao ít nhất trong ngày. Việc ăn tối quá muộn có thể khiến cho hàm lượng cholesterol nạp vào không kịp tiêu hóa, đọng lại tại thành động mạch. Tình trạng này lâu ngày có thể gây xơ vữa động mạch. Vì vậy, nên sắp xếp thời gian ăn tối sớm, kết hợp tập thể dục điều độ để hàm lượng chất béo nạp vào cơ thể bị tiêu hao.
Bổ sung thảo dược giúp hạ mỡ máu triglyceride an toàn
Với mong muốn tìm ra một giải pháp giúp ổn định mỡ máu an toàn, hiệu quả từ tự nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam đã ứng dụng công trình nghiên cứu phối hợp 3 dược liệu: Bụp giấm, Xạ đen, Giảo cố lam. Tác giả đề tài là PGS. TS Lê Minh Hà cùng cộng sự cho biết: Chế phẩm phối hợp ba dược liệu trên cho tác dụng giảm cholesterol 41,37%, Triglycerid 41,63%, LDL 27,77%, làm tăng HDL 9.87% – điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc dự phòng các vấn đề về tim mạch.
Đề tài nghiên cứu được phát triển thành sản phẩm FREMO. Ưu điểm đột phá của FREMO là ở chỗ sản phẩm có hiệu quả tương đương với các thuốc điều trị mỡ máu phổ thông mà lại 100% từ tự nhiên, có thể sử dụng lâu dài mà không gây ra tác dụng phụ. Các công dụng chính của FREMO là:
- Ức chế quá trình sinh tổng hợp lipid và tăng thải trừ lipid ra khỏi cơ thể. Từ đó giúp giảm Cholesterol, Triglycerid, LDL và tăng HDL, đưa các chỉ số mỡ máu này về ngưỡng an toàn.
- Giúp giảm mỡ trong gan, giảm tích tụ mỡ dư thừa hiệu quả.
- Ngăn quá trình hình thành mảng xơ vữa động mạch, phòng ngừa bệnh lý mạch vành, giảm nguy cơ tai biến và đột quỵ.
Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, anh nên sử dụng FREMO với liều 4 viên 1 ngày đến khi chỉ số mỡ máu trở về bình thường. Sau đó chuyển sang liều duy trì 2 viên 1 ngày trong khoảng 2-3 tháng kèm theo chế độ ăn hạn chế chất béo, đồ ngọt, tăng cường vận động để đạt kết quả tốt nhất.
Gọi ngay tới tổng đài miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0339129576 để được TS.BS Bùi Nguyên Kiểm và các dược sĩ chuyên môn tư vấn về tình trạng mỡ máu, gan nhiễm mỡ, bạn đang gặp phải.