Bệnh đau dạ dày nếu không được người bệnh phát hiện và chữa trị kịp thời, bênh sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu đi và rất dễ biến chứng thành ung thư, rất nguy hiểm. Phần lớn bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn sớm không được phát hiện kịp thời do những dấu hiệu ung thư dạ dày thời kỳ đầu không rõ rệt. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm ung thư dạ dày?
1. Bệnh ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là ung thư bắt đầu trong dạ dày. Ung thư dạ dày là khối u ác tính có thể phát triển ở bất cứ phần nào của dạ dày và có thể lan xuyên qua dạ dày sang các cơ quan khác. Bệnh có thể tăng trưởng dọc theo thành dạ dày vào thực quản hoặc ruột non. Bệnh cũng có thể lan rộng xuyên qua thành dạ dày và lan sang các hạch huyết lân cận và lan sang các cơ quan như gan, tuyến tụy, đại tràng, phổi, các hạch thượng đòn và buồng trứng.
2. Triệu chứng ban đầu
Ung thư dạ dày thường khó phát hiện, bệnh thường không có triệu chứng bị bệnh hoặc chỉ gây ra các triệu chứng không rõ ràng trong giai đoạn đầu. Khi triệu chứng xuất hiện thì lúc đó ung thư nhìn chung đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể, đó là một trong những lý do gây chẩn đoán bệnh khó. Ung thư dạ dày có thể gây ra các triệu chứng và dấu hiệu sau:
* Triệu chứng sớm
– Đầy bụng sau khi ăn, khó tiêu, lúc đầu còn thưa về sau thành liên tục
– Ăn mất ngon, mới đầu chán ăn thịt mỡ, về sau chán ăn bất kỳ loại thức ăn nào.
– Buồn nôn sau khi ăn, ngày càng tăng rồi nôn, lúc đầu nôn ít sau nôn nhiều với bất kỳ loại thức ăn nào.
– Thay đổi đặc tính cơn đau: đau thượng vị mất chu kỳ, kéo dài hơn, không giảm khi dùng thuốc (loại trước đây cắt cơn đau tốt).
– Thiếu máu (ù tai, hoa mắt) kèm theo ỉa phân đen rỉ rả không để ý, tình cờ bác sĩ phát hiện hoặc làm Weber-Mayer (+).
– Suy nhược, mệt mỏi, sút cân không cắt nghĩa được nguyên nhân
* Triệu chứng muộn
Khi bệnh tình đã phát triển sang giai đoạn cuối, người bệnh sẽ có biểu hiện như:
– Đau bụng dữ dội, thời gian đau lâu, uống thuốc không đỡ.
– Xuất hiện hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, nôn ra máu, thủng/tắc môn vị, thiếu sức sống, gầy, rối loạn trao đổi chất và khuếch tán ung thư.
– Khám thấy khối u vùng thượng vị: thường ở trên hoặc ngang rốn (có thể thấy ở dưới rốn nếu dạ dày sa) u rắn chắc, nổi rõ sau bữa ăn, di động ít nhiều sang trái, phải di động theo nhịp thở lên xuống. Tính di động không còn nếu K dính vào tạng lân cận (do K lan tràn).
3. Các giai đoạn phát triển
Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trước khi lây lan sang các bộ phận khác thì cơ hội điều trị thành công sẽ cao hơn. Dưới đây là các giai đoạn của ung thư dạ dày:
– Giao đoạn 0: Khối u chỉ được tìm thấy trong lớp niêm mạc của thành dạ dày. Giai đoạn này còn được gọi là ung thư biểu mô.
– Giai đoạn 1: là một trong những biểu hiện sau đây:
- Khối u chỉ xâm lấn vào lớp thứ hai của thành dạ dày phần dưới niêm mạc. Các tế bào ung thư lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.
- Hoặc, khối u đã xâm lấn cả vào lớp thứ hai và lớp thứ ba của thành dạ dày là lớp cơ và lớp niêm mạc dưới. Các tế bào ung thư không lây lan đến các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
– Giai đoạn 2: cũng là một trong các biểu hiện sau:
Khối u chỉ xâm lấn lớp dưới niêm mạc. Và các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
- Hoặc, khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư lan ra các 1 đến 6 hạch bạch huyết
- Hoặc, khối u đã thâm nhập đến lớp ngoài của dạ dày. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các cơ quan khác.
– Giai đoạn 3: một trong các biểu hiện điều sau đây:
- Khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ. Các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết.
- Hoặc, khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài. Tế bào ung thư đã lan ra từ 1 đến 15 hạch bạch huyết.
- Hoặc, khối u đã xâm lấn vào các cơ quan lân cận như gan, đại tràng, hoặc lá lách. Các tế bào ung thư không lây lan đến hạch bạch huyết và các bộ phận ở xa.
– Giai đoạn 4:
- Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 các hạch bạch huyết.
- Hoặc, khối u đã xâm lấn cơ quan xung quanh và ít nhất 1 hạch bạch huyết.
- Hoặc, các tế bào ung thư đã lan đến các cơ quan xa.
4. Cách phòng tránh
* Hạn chế ăn hoặc ăn ít các đồ ăn muối
Trong các loại rau muối có chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp, dưới tác động của vi khuẩn hoặc độ axit thích hợp trong dạ dày có thể hợp thành hợp chất Nitrosamines, loại hợp chất này là chất gây ung thư rất mạnh. Vì vậy thực phẩm cần tươi sống, và nên để thực phẩm vào ngăn đông lạnh tủ lạnh.
* Không ăn hoặc hạn chế ăn các thực phẩm hun khói và dầu mỡ
Trong cá hun khói và thịt hun khói, những thực phẩm chiên rán, sấy, nướng, xào và những thực phẩm dùng dầu nóng nấu đi nấu lại có chứa nhiều chất gây ung thư như benzopyrene. Vì vậy nên hạn chế tối đa ăn những thực phẩm này.
* Không ăn những thực phẩm nấm mốc
Mốc là do nhiễm khuẩn gây ra, trong số các loại nấm có những chân khuẩn sản sinh ra độc tố, là chất gây ung thư rất mạnh. Đồng thời, một số loại thực phẩm dưới tác dụng của nấm sinh độc tố sinh ra nhiều Nitrite và amin thứ cấp, những chất này sau khi vào cơ thể trong một điều kiện nhất định, dạ dày sẽ kết hợp chúng thành các hợp chất Nitrite và dẫn đến ung thư.
* Không hút thuốc và hạn chế bia rượu
Trong khói thuốc có chứa nhiều chất gây ung thư hoặc thúc đẩy tế bào ung thư phát triển như Benzopyrene, hydrocacbon thơm đa vòng, là một trọng những nguyên nhân gây bệnh ung thư thực quản và ung thư dạ dày.
Bản thân cồn tuy không phải là chất gây ra ung thư nhưng rượu mạnh sẽ kích thích vào niêm mạc dạ dày, làm tổn thương tổ chức niêm mạc, sẽ thúc đẩy sự hấp thụ của các chất gây ung thư.
Nếu vừa uống rượu, vừa hút thuốc, vậy thì sẽ càng nguy hiểm hơn, bởi vì cồn có thể làm tăng tính thẩm thấu của niêm mạc tế bào, từ đó tăng sự hấp thụ các chất gây ung thư trong khói thuốc.
* Có thói quen ăn uống hợp lý
Nếu ăn không đúng giờ, đúng lượng, ăn quá nhiều, ăn quá nhanh hay quá nóng đều gây kích thích gây tổn thương đến dạ dày, từ đó có thể gây ra ung thư dạ dày.
* Ăn nhiều rau quả tươi
Ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin A,B,E, tăng cường sự hấp thu protein hợp lý, có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày, phòng tránh ung thư dạ dày.
* Tích cực điều trị các biến chứng của ung thư dạ dày
Viêm teo niêm mạc dạ dày có mối quan hệ mật thiết với ung thư dạ dày, ung thư dạ dày do viêm loét dạ dày gây ra chiếm 5-10%.
Bệnh biến ung thư của polyp đa phát thường gặp nhiều hơn ở polyp đơn phát của dạ dày., polyp có đường kính lớn hơn 2cm có khuynh hướng ác tính. Thiếu máu ác tinh và ung thư dạ dày cũng có mối quan hệ nhất định với nhau.
Vì vậy những bệnh nhân mắc bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày và thiếu máu ác tính cần thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra và điều trị, để có thể triệt tiêu những bệnh biến của tiền ung thư, và phòng tránh mắc ung thư dạ dày.
Ngoài ra, khuyên mọi người nên tích cực sử dụng các sản phẩm chức năng chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên chuyên hỗ trợ điều trị và chăm sóc niêm mạc dạ dày, đảm bảo không có tác dụng phụ, không có hại đến sức khoẻ. Nếu có điều kiện sử dụng lâu dài không những sẽ có một hệ tiêu hoá hoàn toàn khoẻ mạnh mà cơ thể còn có một hệ miễn dịch bền vững. Thực hiện tốt các lời khuyên hữu ích trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn và những người thân yêu là tránh xa căn bệnh ung thư dạ dày nguy hiểm, mang lại một cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày.
to uyen đã bình luận
Thuốc an dạ dày bán ở đâu ạk và thuốc đó có tác dụng đối vs bệnh nhân u dạ dày k ạk