Viêm đại tràng là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa gặp khá phổ biến hiện nay. Bệnh gây ra những triệu chứng khó chịu như đau bụng đi ngoài, táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi khiến người bệnh rất khó chịu và mệt mỏi. Viêm đại tràng được chia làm nhiều thể bệnh khác nhau, nội dung bài viết dưới đây giới thiệu về viêm đại tràng thể táo bón.
Thế nào gọi là viêm đại tràng thể táo bón?
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm tấn công niêm mạc đại tràng khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của đại tràng. Khi đại tràng bị viêm, chức năng đại tràng bị rối loạn chia ra làm 3 dạng chính:
- Viêm đại tràng thể táo bón
- Viêm đại tràng thể tiêu chảy
- Viêm đại tràng thể táo bón xen kẽ tiêu chảy
Trong đó, viêm đại tràng thể táo bón khá thường gặp xuát phát do hệ thống hấp thu nước quá nhiều khiến phân bị khô cứng khó thoát ra ngoài và nằm lại trực tràng lâu hơn. Người bệnh thường gặp khó khăn trong việc đi đại tiện, đại tiện mất nhiều sức để rặn phân ra ngoài.
Vì sao bị viêm đại tràng táo bón?
Tình trạng táo bón xảy ra khi phân bị tích trữ trong nhiều ngày và khó đẩy ra ngoài. Một người đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần được gọi là táo bón.
Trong viêm đại tràng, táo bón là do rối loạn hoạt động của đại tràng gây ra. Ở đây là do hệ thống tái hấp thu nước quá nhiều làm cho phân bị khô và khó thoát ra ngoài. Viêm đại tràng có thể gây rối loạn tiêu hóa ở những người bệnh mới bị hoặc bệnh kéo dài lâu ngày. Viêm đại tràng thể táo bón thường do hệ thống hấp thu nước quá nhiều khiến phân bị khô cứng khiến phân khó bị đẩy ra ngoài gây khó khăn cho việc tiêu hóa.
Khi dung nạp thức ăn chứa nhiều chất xơ khó tiêu (cellulose) khiến cho đại tràng khó phân hủy thành phân ở dạng lỏng mà luôn ở trạng thái rắn, khó đẩy ra ngoài.
Viêm đại tràng thể táo bón là một dạng hay gặp của viêm đại tràng do đó khi phát hiện ra các dấu hiệu trên cần tới bệnh viện để chẩn đoán rõ ràng giúp sớm phát hiện bệnh và có biện pháp chữa trị đúng cách, hạn chế xảy ra biến chứng.
Xem thêm:
Dấu hiệu nhận biết viêm đại tràng thể táo bón
Bên cạnh những dấu hiệu điển hình của viêm đại tràng như:
- Đau bụng
- Chướng bụng đầy hơi
- Rối loạn đại tiện
- Người mệt mỏi, chán ăn,…
Với viêm đại tràng thể táo bón còn một số đặc điểm riêng như:
- Số lần đi ngoài trong tuần
- Lượng phân trong mỗi lần đi ngoài giảm
- Phân có tính chất khô cứng, có khi thành từng cục nhỏ
- Sau đi ngoài vẫn có cảm giác đi tiếp
- Đau hậu môn khi đi ngoài
Các phương pháp cải thiện viêm đại tràng thể táo bón
Để cải thiện chứng táo bón khi bị viêm đại tràng người bệnh cần thực hiện một số biện pháp điều trị cụ thể như sau:
1. Chế độ ăn bổ sung thêm chất xơ
Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn vì khi thiếu chất xơ dễ dẫn tới tình trạng táo bón. Bữa ăn nên bổ sung thêm các loại hạt ngũ cốc nguyên cám, rau xanh, hoa quả,…đây là nguồn cung cấp chất xơ đa dạng và dồi dào.
2. Chế độ vận động cho người bệnh
Tích cực vận động ngay cả khi bị đau điều này có tác dụng giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, hạn chế táo bón đồng thời kích thích lưu thông máu đến đại tràng đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương, nâng cao sức khỏe cho người bệnh.
3. Uống nhiều nước mỗi ngày
Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể, nếu bị mắc táo bón người bệnh càng cần bổ sung đủ nước. Nên uống ít nhất là 2,5 lút nước mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị táo bón. Khi cơ thể đủ nước phân được làm mềm. Bạn có thể bổ sung bằng nước lọc, nước trái cây hay nước canh đều được.
4. Dùng thuốc nhuận tràng
Trong trường hợp người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi đại tiện bác sĩ có thể kê một số loại thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng của viêm đại tràng thể táo bón.
Các loại thuốc thường được chỉ định là thuốc làm mềm phân Colace, thuốc giúp bổ sung chất xơ hòa tan có công dụng nhuận tràng chống táo bón Metamucil. Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng thuốc bôi trơn hay thuốc đạn đặt hậu môn để chữa viêm đại tràng thể táo.
5. Chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày
Để giảm tải gánh nặng cho đại tràng và dạ dày, người bệnh nên chia nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ví dụ bình thường ăn ngày 3 bữa thì hiện tại bạn chia làm 6 bữa để giúp dạ dày và đại tràng hoạt động tốt hơn.