Viêm khớp dạng thấp là bệnh khớp tự miễn gây ra những tổn thương ở khớp, toàn thân và ngoài khớp. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí dẫn tới tàn phế. Trong điều trị viêm khớp dạng thấp cần lưu ý những gì?
Viêm khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng của bệnh là gì?
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn gây ra tình trạng khớp xương bị sưng đau, thậm chí cứng ở một hoặc nhiều khớp. Bên cạnh đó, bệnh có dẫn tới nguy cơ ảnh hưởng tới tim mạch làm cho cơ thể bị thiếu máu, thiếu sức sống và luôn cảm thấy mệt mỏi.
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp như sau
Triệu chứng tại khớp
- Tình trạng cứng khớp khiến người bệnh hạn chế vận động thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy, thường kéo dài trên 1 giờ
- Sưng khớp, nóng da ở vùng da của khớp viêm có thể ấm hơn vùng da xung quanh
- Đỏ da ở vùng khớp viem có thể có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da xung quanh
- Đau khớp làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn
Triệu chứng toàn thân và ngoài khớp
- Người bệnh chán ăn, mệt mỏi, dễ sụt cân, đau nhức mỏi toàn thân.
- Xuất hiện các nốt thấp là những hạt cục nổi lên khỏi mặt da, chắc, không đau, không di động, dính vào nền xương với kích thước từ 5 – 20mm ở khớp khuỷu đôi khi rất đau
- Có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng, nếu trường hợp nhịp thở ngắn cần phải điều trị
- Một số trường hợp ảnh hưởng lên dây thanh quản gây khàn giọng
- Có thể bị viêm màng ngoài tim thường không có triệu chứng nhưng khi có triệu chứng khiến nhịp thở ngắn, đau ngực. Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tắc nghẽn động mạch gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim
- Có khoảng dưới 5% người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ở mắt bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt
Viêm khớp dạng thấp gây ra những biến chứng nguy hiểm?
Nếu không nhanh chóng điều trị bệnh dễ dẫn tới mất toàn bộ chức năng của khớp. Trong vòng 10 năm người bệnh bị hủy hoại toàn bộ xương khớp dẫn tới tàn phế (chiếm khoảng 15%).
Phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp giảm tỷ lệ đậu thai
Khớp bị cứng, viêm đau khiến người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, giảm sức lao động
Gây biến chứng lên các bộ phận khác của cơ thể như tim, gan, thận
Lưu ý khi điều trị viêm khớp dạng thấp hiệu quả?
Quá trình điều trị viêm khớp dạng thấp tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của người bệnh. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển bệnh khác nhau phương pháp điều trị cũng khác nhau. Trong quá trình điều trị bệnh cần lưu ý một số điểm sau:
Không nên dùng thuốc nhóm steroid kéo dài vì dễ gây nghiện và gây ra tình trạng đau dạ dày tá tràng
Bệnh nhân không được tự ý mua thuốc điều trị mà cần tới các cơ sở y tế có uy tín để được bác sĩ kê đơn và sử dụng thuốc cho phù hợp với tình trạng của bệnh.
Việc điều trị ngoại khoa được chỉ định trong hai trường hợp: Cắt bỏ màng hoạt dịch khi bệnh khu trú ở một mình khớp gối và phẫu thuật chỉnh hình để phục hồi chức năng (thay thế bằng khớp nhân tạo bằng chất dẻo hay kim loại).
Điều trị vật lý đối với người bệnh là một yêu cầu bắt buộc nhằm hạn chế mức thấp nhất các di chứng dính khớp, biến dạng khớp nhằm giúp người bệnh tái tạo khả năng lao động. Điều trị vật lý bao gồm: Điều trị bằng điện (điện xung, điện phân…); bằng tay (xoa bóp phục hồi chức năng, day bấm huyệt…), nước khoáng (tắm hoặc ngâm nước khoáng nóng; tắm bùn…) kết hợp với các biện pháp tập vận động thụ động và chủ động.
Lưu ý trong điều trị vật lý, người bệnh cần phải kiên trì trong quá trình tập luyện và tuân thủ tuyệt đối những hướng dẫn của bác sĩ. Việc điều trị bao gồm kết hợp việc sử dụng thuốc để đạt được hiệu quả tốt nhất.