Viêm loét dạ dày tá tràng là chứng bệnh dạ dày bị “ăn mòn” hoặc gặp phải những tổn thương. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dễ dẫn đến biến chứng ung thư rất nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có những giải pháp để ứng phó.
1. Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương tại chỗ niêm mạc dạ dày tá tràng mà cơ chế chủ yếu là tăng toan, tức tăng tiết acid dạ dày làm cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và đồng thời cũng chính acid này làm cho vết thương khó lành và ngày càng loét. Loét tá tràng diễn ra ở ruột tá, điểm tiếp nối giữa dạ dày và ruột non, chiếm 90%. Các vết loét ở dạ dày có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Viêm, loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến, với chừng 5 – 10% dân số có viêm loét dạ dày tá tràng trong suốt cuộc đời mình và nam giới hay gặp gấp 4 lần nữ giới. Ngoài ra nhờ nội soi, người ta còn phát hiện khoảng 26% bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng mà không hề có triệu chứng đau, cũng như khoảng 30 – 40% có đau kiểu loét dạ dày tá tràng nhưng lại không tìm thấy ổ loét.
Hàng năm trung bình có khoảng 50% người bị loét có đợt đau phải điều trị và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu, thủng, hẹp, ung thư …
2. Triệu chứng của bệnh
Những triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Đau âm ỉ hoặc đau dữ dội (nếu bị thủng dạ dày – tá tràng thì đau như dao đâm). Loét dạ dày sẽ kéo theo những cơn đau như chuột rút, nóng bỏng, quặn thắt ở dạ dày. Thông thường cơn đau xuất hiện khoảng 4 giờ sau bữa ăn và có thể kéo dài tới bữa ăn kế tiếp. Đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào là dịu đi. Đau âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài ba năm và lâu hơn nữa, có khi hàng chục năm. Đa số bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ và thường xảy ra vào lúc giao mùa.
Tính chất đau của viêm hoặc loét dạ dày tá tràng nhiều khi khó phân biệt nhưng mới bị viêm thì ăn vào cơn đau sẽ tăng lên, còn khi đã loét thì no, đói đều đau. Cơn đau có thể xuyên ra sau lưng, lên vai, ngực làm cho người bệnh lầm tưởng bệnh khác.
Các triệu chứng gây rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, trung tiện nhiều lần, phân có khi nát có khi lỏng, có khi rắn như phân dê. Trong những trường hợp loét hành tá tràng lâu ngày gây co kéo, làm hẹp môn vị thì ăn không tiêu, bụng ậm ạch rất khó chịu.
3. Dễ biến chứng thành ung thư
Các trường hợp viêm dạ dày tá tràng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng thì sẽ dẫn đến viêm mạn tính hoặc trở thành loét. Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa. Tuy rằng viêm loét dạ dày thì ít đau hơn là viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng thì ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ làm hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là loét hành tá tràng rất dễ làm chảy máu. Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen.
Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi thối rất đặc biệt như “mùi cóc chết”. Và tất nhiên, các vị trí loét khác của dạ dày cũng có thể bị biến chứng chảy máu. Một loại biến chứng cũng rất thường gặp và rất nguy hiểm là thủng dạ dày – tá tràng. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ dẫn đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể tử vong.
4. Cách điều trị bệnh
Mục tiêu của điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng là làm liền ổ loét, giảm đau và ngăn ngừa biến chứng.
*Thuốc viêm loét dạ dày phương pháp điều trị phương tây.
1)Thuốc ngăn chặn sản xuất acid và thúc đẩy chữa bệnh loét dạ dày
Thuốc ức chế bơm Proton giảm acid dạ dày bằng cách ngăn chặn các hành động của các bộ phận của tế bào sản xuất axit. Các loại thuốc này bao gồm thuốc theo toa và không kê toa thuốc omeprazole (Prilosec), lansoprazole (Prevacid), rabeprazole (Aciphex), esomeprazole (Nexium) và pantoprazole (Protonix).
Sử dụng lâu dài các thuốc ức chế bơm proton, đặc biệt ở liều cao, có thể làm tăng nguy cơ gãy xương cột sống. Hãy hỏi bác sĩ của bạn trước khi sử dụng.
2) Thuốc giảm sản xuất acid ức chế axit trong loét dạ dày, còn được gọi là histamin (H-2) chẹn
Thuốc làm giảm lượng axit trong dạ dày phát hành vào đường tiêu hóa của bạn, làm giảm đau loét và khuyến khích chữa bệnh.
3) Thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày
Thuốc kháng acid trung hòa acid dạ dày hiện tại và có thể cung cấp giảm đau nhanh chóng. Tác dụng phụ có thể bao gồm táo bón hoặc tiêu chảy, tùy thuộc vào thành phần chính.
Các thuốc kháng acid có thể cung cấp giảm triệu chứng, nhưng nói chung là không được sử dụng để chữa lành vết loét của bạn.
4) Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và ruột non
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc gọi là các đại lý cytoprotective giúp bảo vệ các mô lót dạ dày của bạn và ruột non.
Tùy chọn bao gồm các loại thuốc theo toa sucralfat (CARAFATE) và misoprostol (Cytotec). Một đại lý cytoprotective không cần kê toa là subsalicylate bismuth (Pepto-Bismol).
*Phương pháp điều trị bằng Đông y
Từ xa xưa người Việt Nam đã rất quen thuộc với phương pháp điều trị đông y bằng các thảo dược tự nhiên. Phương pháp điều trị đông y có rất ít tác dụng phụ mà còn mang lại hiệu quả điều trị hiệu quả tốt nên được mọi người tin dùng. AN DẠ DÀY LH là sản phẩm giải quyết được tận gốc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng và hành tá tràng cấp và mãn tính và nhất là sẽ không bị tái phát trở lại.
AN DẠ DÀY LH là sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dựơc thiên nhiên với đầy đủ nhất các vị thảo dược đặc trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng cấp và mãn tính trên thị trường Việt Nam cũng như các nước trên thế giới hiện nay. Nên được nhiều các bác sĩ và bệnh nhân tin dùng;
AN DẠ DÀY LH hoàn toàn không có tác dụng phụ, không có hại đến sức khoẻ. Nếu có điều kiện sử dụng lâu dài không những sẽ có một hệ tiêu hoá hoàn toàn khoẻ mạnh mà cơ thể còn có một hệ miễn dịch bền vững.
Người bệnh cần lưu ý: Trong thời gian điều trị người bệnh phải tuân thủ việc kiêng kị như không uống bia, rượu; hút thuốc lá; ăn thức ăn nóng, cay, chua, chát; uống cà phê, trà đặc; ăn muộn; chú ý chế độ làm việc hợp lý, tránh làm việc gắng sức, tránh căng thẳng thần kinh, tránh Stress tâm lý….,mới đạt được hiệu quả tối ưu.
Quan tâm: Đau bụng đi ngoài có bọt là bệnh gì?