Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị viêm, sưng và có dấu hiệu chảy mũi, nghẹt mũi, đau mũi, ngứa mũi, bệnh lí thường gặp ở những người đang đi làm và đi học. bệnh không ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều tới công việc, học tập và hinh soạt của người bệnh.
Xem thêm: Bệnh viêm mũi dị ứng
Các dạng của viêm mũi dị ứng
- Viêm mũi dị ứng theo mùa
- Viêm mũi dị ứng quanh năm
- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên
- Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp
Viêm mũi dị ứng theo mùa:
Yếu tố gây dị ứng:
- Phấn hoa
- Bụi nấm mốc ngoài trời
- Người bị dị ứng với loại phấn hoa này cũng có thể dị ứng với các loại phấn hoa khác
Viêm mũi dị ứng quanh năm:
Yếu tố gây dị ứng:
- Bụi trong nhà hoặc bụi ngoài trời
- Lông chó mèo (có trong không khí, da người, lông vật nuôi, chăn nệm, đồ chơi…)
- Côn trùng gián và các loại vật gặm nhấm cũng gây viêm mũi dị ứng quanh năm
Viêm mũi dị ứng không thường xuyên:
Yếu tố gây dị ứng:
- Bụi nhà
- Nấm mốc
- Phấn hoa
Đặc biệt khi không còn tiếp xúc với những yếu tố trên thì người bệnh không còn thấy các triệu chứng của viêm mũi dị ứng nữa. Dị ứng không thường xuyên còn có thể xảy ra đối với thức ăn. Trong trường hợp này, bệnh nhân còn có triệu chứng nổi mề đay, ngứa hoặc đau bụng, tiêu chảy.
Viêm mũi dị ứng nghề nghiệp:
Yếu tố gây dị ứng:
Có thể là bụi phấn, bụi gỗ, lông thú, găng tay nhựa….
Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?
Viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu áp dụng đúng phương pháp điều trị mà các bác sĩ đưa ra. Bệnh nhân không nên coi thường bệnh không nguy hiểm đến tính mạng và chữa bệnh không triệt để, điều trị sai cách . Bởi bệnh để lâu không điều trị sẽ dấn tới những biến chứng nặng hơn như: viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm xoang, nghiêm trọng hơn trong mũi sẽ xuất hiện polyp…
Bệnh được điều trị bằng:
- Dùng thuốc kháng sinh,
- Thuốc kháng viêm,
- Thuốc chống chảy mũi:
- Thuốc nghẹt mũi:
- Thuốc chống nghẹt mũi
Phương pháp tiêm chất kháng nguyên:
Có thể tăng dần liều lượng tiêm chất kháng nguyên gây bệnh sau khi đã kiểm tra và biết chính xác người bệnh dị ứng với loại kháng nguyên nào. Hầu hết người bệnh đều thành công với phương pháp này. Tuy nhiên thời gian điều trị phải kéo dài từ 4 đến 5 năm mới đạt được kết quả cao.
Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Lưu ý:
- Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi dạng xịt hoặc nhỏ quá 7 ngày. Việc lạm dụng nó sẽ gây hiện tượng sinh lý phản hồi, khiến bệnh nhân nghẹt mũi nặng hơn, phải tăng liều, dẫn đến tình trạng viêm mũi do thuốc và nghiện thuốc, rất khó điều trị.
- Không nên dùng thuốc chống nghẹt mũi quá lâu bởi thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như hồi hộp, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, lo âu, quánh đàm.
Ngoài dùng những loại thuốc để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, bệnh nhân cần lưu ý những biện pháp phòng ngừa và dùng song song với biện pháp sử dụng thuốc điều để có thể điều trị viêm mũi một cách hiệu quả nhất:
- Thường xuyên đeo khẩu trang để tránh các tác nhân gây hại như khói bụi, hương liệu, nước hoa, nấm mốc.. trong khi hoạt động hoặc làm việc tại các xí nghiệp.
- Tránh khói thuốc, khói xe và các tác nhân gây hại khác.
- Sau khi tiếp xúc bên ngoài, nơi công cộng cần vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn trên người. Rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý (có thể mua tại tất cả các nhà thuốc)
- Vệ sinh nhà của, phòng ngủ sạch sẽ: lau nhà, quét nhà và vệ sinh nhà cửa. Chăn, gối, nệm, cửa và màn cửa phải luôn sạch sẽ và được phơi dưới ánh nắng mặt trời. Hạn chế cho trẻ chơi thú nhồi bông.
Song song với những loại thuốc Tây điều trị viêm mũi dị ứng , thì dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng vô cùng hiệu quả như dùng tỏi, cây xuyến chi, lá ngải cứu….mà các bạn có thể áp dụng hàng ngày mà không lo tác dụng phụ.
Nên xem: Mẹo chữa viêm mũi dị ứng
Mong rằng với những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh viêm mũi dị ứng và có thể trả lời được viêm mũi dị ứng có thể chữa khỏi được không và dùng phương pháp nào để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng được hiệu quả nhất, góp phần đẩy nhanh tiến độ điều trị, rút ngắn thời gian điều trị và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên các bạn cũng nên lưu ý cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời khi có dấu hiệu lạ, bất thường xảy ra.