Thời gian rụng rốn ở mỗi trẻ là khác nhau, nhìn chung là từ 1 – 2 tuần sau khi sinh. Vì cuống rốn và mạch máu thông nhau, nếu chăm sóc không tốt, vi khuẩn có thể xâm nhập, nhẹ thì dẫn đến viêm xung quanh rốn, nặng sẽ gây bệnh nhiễm trùng máu, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Hình ảnh minh họa.
1. Vì sao trẻ bị viêm rốn
Viêm rốn ở trẻ sơ sinh do khi cắt rốn hoặc đầu dây rốn sau sinh bị nhiễm khuẩn. Phân rốn sau khi sinh thường bị ẩm ướt, dễ tích tụ chất bẩn, hơn nữa dịch máu ủ đọng lại sau khi cắt rốn là cơ sở tốt để vi khuẩn hoạt động, gây viêm nhiễm.
2. Cách phòng tránh khi trẻ bị viêm rốn
Gữi cho rốn được khô ráo: Trước khi trẻ rụng rốn nên giữ rốn khô ráo, khi tắm tránh làm ướt cuống rốn, sau khi tắm xong dùng cồn 70 độ lau khô, dùng băng cuốn xung quanh tổn thương.
Tránh cọ xát: Nên sử dụng loại băng rốn thích hợp, không quá to hoặc không quá nhỏ, khi trẻ hoạt động dễ cọ xát vào cuống rốn, gây tổn thương da, thâm chí xước da chảy máu.
Tránh nóng bức: Tránh để mồ hôi, dịch sữa, và các loại dầu xoa nhỏ và phần rốn để tránh nhiễm khuẩn. Nên dùng loại băng rốn y tế chuyên dụng đã qua tiệt trùng để đảm bảo an toàn.
Các mẹ lưu ý sau khi rụng rốn, phần rốn vẫn còn ẩm, quan sát thấy có màu phấn hồng, nếu thấy có nổi cục nhỏ như hạt đậu xanh, đặc biệt giống như chùm nhỏ, đó là biểu hiện của rốn bị viêm, khi đó nên cho trẻ đi khám bác sỹ ngay.
Vi Hằng – Yduoclh.com