Công ty dược phẩm LH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Cẩm nang sức khỏe
    • Khỏe và đẹp
    • Sức khỏe bà mẹ
    • Sức khỏe gia đình
    • Sức khỏe trẻ em
  • Hệ thống phân phối
  • Mua hàng Online
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Bé tháng thứ 3: Đôi tay diệu kỳ

Càng ngày bé càng trở nên năng động. Khi đầu và cơ cổ khỏe hơn, bé sẽ sớm biết lẫy.

Từ 10 – 13 tuần tuổi, bé sẽ gây cho bạn nhiều ngạc nhiên thú vị.

Dần ổn định

Sự phát triển của bé trong tháng thứ 3 là bước ngoặt quan trọng của cả mẹ và bé. Kể từ tháng này, thói quen ngủ, ăn và chơi của bé đã dần đi vào ổn định. Bé cũng bộc lộ rất rõ nhu cầu của mình, vì vậy, bạn hoàn toàn có thể nói cho người khác những thói quen, sở thích và sở ghét của bé.

Bé 3 tuần tuổi

3 tháng tuổi, sự phát triển của bé đã dần đi vào ổn định

Cứng cáp hơn

Bạn sẽ dễ dàng nhận ra rằng bé có thể giữ đầu khá vững khi được bế đứng. Khi nằm sấp, bé có thể nâng đầu lên một góc 45 độ. Trong khi chơi cùng bé, hãy đặt bé theo nhiều tư thế khác nhau – đỡ bé ngồi, cho bé dựa vào ngực bạn, đặt bé nằm ngửa đối diện với những món đồ chơi hoặc đặt bé nằm sấp. Tất cả những hoạt động thú vị này giúp cơ bắp của bé phát triển khỏe mạnh.

Đôi bàn tay!

Bé đã cảm nhận được cử động của đôi tay? Những ngón tay nhỏ xinh nhẹ đưa lên miệng trông thật ngộ nghĩnh. Bé sẽ cảm thấy khoái trá và bắt đầu hứng thú với món ‘đồ chơi’ mới bằng cách di chuyển chúng, mút mát chúng hoặc chăm chú nhìn.

Đưa đôi tay lên ngang tầm mắt và nắm chặt lại cũng là khám phá khác của bé. Rất nhanh, bé sẽ nhận ra rằng, đôi tay có thể giúp bé cầm nắm những món đồ chơi mình thích. Bé sẽ bắt đầu chạm vào món đồ ưa thích như: lục lạc. Rồi bé có thể nhận ra mình có thể gây tiếng động bằng cách lắc chiếc lục lạc, đấy chính là ‘viên gạch nền’ giúp bé hiểu nguyên nhân và kết quả.

Bạn có thể kích thích xúc giác cho bé bằng cách để bé chạm vào nhiều loại chất liệu, chẳng hạn như: lông thú, nhung, khăn tắm, giấy ăn hoặc những cuốn sách… Bé cũng thích được vuốt ve, ôm, massage, đu đưa vì chúng giúp bé thư giãn, thậm chí có thể giúp tăng khả năng tỉnh táo và tập trung ở bé.

Massage cho bé

Bé cũng thích được vuốt ve, ôm, massage, đu đưa vì chúng giúp bé thư giãn. (Ảnh minh họa).

Bé thích bắt chuyện

Với những người khác, bé cũng thích “bắt chuyện” nhiều hơn bằng cách cười, làm ồn hoặc “khua” tay chân. Kỹ năng xã hội ở bé ngày càng được mở rộng, nhiều niềm vui với bé cũng bắt đầu hình thành.

Khi bạn nói chuyện với bạn bè, nên bế bé gần đó để bé có thể nghe được những câu chuyện của mẹ. Cho dù bé chưa thể lặp lại từ nào mà mẹ nói nhưng tất cả từ ngữ bắt đầu được bé lưu trong bộ nhớ đang phát triển nhanh chóng của bé.

(Còn tiếp)

admin - 30/06/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ sơ sinh

Bài viết liên quan

  • Những phản xạ bản năng ở trẻ sơ sinh
  • Viêm rốn ở trẻ sơ sinh
  • Trớ sữa ở trẻ sơ sinh
  • Chứng hăm ở trẻ sơ sinh
  • An toàn trong việc vệ sinh cho trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
Thông tin hữu ích
  • Thường xuyên nhức mỏi chân tay là bệnh gì?
  • Tiểu nhiều lần ở nữ giới
  • Mẹo làm xẹp mụn bọc hiệu quả
  • Thoái hóa đốt sống sổ là gì?
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Hệ thống phân phối
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Bản quyền © 2020 · Yduoclh.com

Thiết kế bởi caia.vn