Hăm hay còn được gọi là viêm da tính tã lót, bệnh ngoài da thường thấy ở trẻ trong ba tháng đầu. Khi trẻ bị hăm thường quấy khóc, ngủ không ngon, lười bú, tiêu hóa không tốt. Quan sát thấy phần mông, đùi trẻ bị hăm đỏ.
Hình ảnh minh họa.
1. Nguyên nhân hăm tã ở trẻ sơ sinh
Hăm đỏ chủ yếu là do chăm sóc không đúng cách. Do trẻ đại tiểu tiện nhiều lần trong ngày, nếu không kịp thời thay tã lót khiến chất axit trong phân và acid uric trong nước tiểu kích thích da trẻ. Nếu sử dụng những loại vải không thấm hoặc chưa kịp thời vệ sinh cho trẻ… đều có thể gây kích ứng cho da, gây hăm.
2. Cách phòng chống hăm tã ở trẻ
Nên sử dụng tã lót bằng loại vải cotton dễ thẫm hút, tạo sự thông thoáng cho phần đùi và mông của trẻ.
Sau mỗi lần bé đi đại tiểu tiện nên vệ sinh sạch sẽ phần mông, đùi, dùng khăn khô thấm khô, có thể sử dụng phấn rôm để xoa cho trẻ.
Nếu thấy xuất hiện vết hăm đỏ hoặc những vết mẩn đỏ, ngoài việc thay tã lót đang sử dụng, còn giữ cho trẻ được sạch sẽ, khô ráo.
Khi trẻ bị hăm nặng nên cho trẻ đi khám để có phương pháp điều trị hợp lý.
Khi trẻ hăm đỏ, khi tắm rửa xong cần sử dụng loại khăn bông mềm để thấm khô cho trẻ. Khi xoa kem hoặc dầu cho trẻ nên xoa mỏng, nhẹ nhàng, tránh gây tình trạng bệnh nặng hơn và dẫn đến bệnh viêm da, bỏng da.
Vi Hằng – Yduoclh.com