Công ty dược phẩm LH

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Cẩm nang sức khỏe
    • Khỏe và đẹp
    • Sức khỏe bà mẹ
    • Sức khỏe gia đình
    • Sức khỏe trẻ em
  • Hệ thống phân phối
  • Mua hàng Online
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Bé tháng thứ 2: ‘Hóng hớt’ ra trò

Hãy xem, bé từ 5 – 8 tuần tuổi phát triển những kỹ năng gì nhé! Bạn thử đặt bé nằm ngửa và đu đưa một món đồ chơi bé thích, rồi quan sát thái độ và cảm xúc của bé xem sao. Chắc chắn bạn sẽ ‘thu lượm’ được nhiều điều ngạc nhiên lý thú.

Kỹ năng vận động 

So với tháng trước, sự chuyển động của bé đang dần uyển chuyển hơn. Bé sẽ cố rướn người, chạm tay vào món đồ mà mình yêu thích. Nếu bạn đưa cho bé một cái lục lạc, bé có thể sẽ hào hứng cầm chặt lấy nó một lúc và khi bạn lắc nhẹ để lục lạc kêu, bé sẽ có phản ứng. Mỗi bé sẽ có một phản ứng khác nhau, có bé thì chăm chú nhìn và nghe với thái độ thích thú, nhưng có bé sẽ òa khóc.

Bé tháng thứ hai

Sự chuyển động của bé tháng thứ 2 đang dần uyển chuyển hơn. (Ảnh minh họa).

Mỉm cười!

Trong tháng thứ 2, bé sẽ tặng cho bạn một nụ cười khuyết răng dễ thương. Nếu bé vẫn chưa cười thì điều đó sắp xảy ra rồi đó! Hãy xem bé hớn hở thế nào khi bạn cười đáp lại. Cũng trong tháng này, bé có thể huơ tay, nhướn mày hay ê a hóng hớt.

Cuối cùng, sau nhiều tuần được chăm sóc, ‘thiên thần’ đã tặng bạn nụ cười ngọt ngào. Đây là bước ngoặt quan trọng, bạn cần tận dụng tích cực giao tiếp và chuyện trò với bé để tình mẫu tử/phụ tử thêm keo sơn đấy.

Thời gian nằm sấp

Để bé sơ sinh tránh được hội chứng đột tử (SIDS) khi ngủ, bạn nên đặt bé nằm ngửa. Nhưng khi bé thức và muốn được chơi đùa thì đặt bé nằm sấp sẽ tốt hơn cho sự phát triển của bé. Thoải mái với tư thế nằm sấp giúp bé phát triển cổ và nâng đầu lên.

Cũng trong tháng này, bé đã có đủ sức mạnh để nâng đầu lên một lúc nhìn quanh phòng. Sự phát triển của bé cũng giống như khi bạn bước đi. Cổ khỏe thì bé sẽ nâng đầu thẳng hơn. Khi nằm sấp, bé sẽ bắt đầu chống 2 tay và phần thân trên và lưng của bé sẽ khỏe hơn, giúp bé sớm biết ngồi. Vì vậy, để khuyến khích bé, bạn có thể nằm xuống bên cạnh và ‘tám’ với bé.

Để bé sơ sinh tránh được hội chứng đột tử (SIDS) khi ngủ, bạn nên đặt bé nằm ngửa.

Những ám hiệu của bé

Từ tháng này, bạn có thể ‘đọc vị’ sở thích và sở ghét của bé.

Khi bé hứng thú hay quan tâm đến điều gì đó, bé sẽ:

  • Biểu hiện nét mặt
  • Chân và tay chuyển động nhịp nhàng
  • Những cái ôm
  • Hướng mắt hoặc đầu bề phía bạn
  • Mỉm cười, hóng chuyện và có những biểu hiện hạnh phúc

Khi bé không muốn tiếp tục, bé sẽ:

  • Quay đầu và hướng ánh nhìn đi chỗ khác
  • Quấy khóc
  • Ho
  • Ưỡn người, nhào người theo hướng khác
  • Da ửng đỏ
  • Thở nhanh và nấc
  • Ngáp
  •  Cau mày

Sự phát triển ngôn ngữ

Trong tháng này, bé cũng có sự phát triển đáng kể về ngôn ngữ. Bé hứng thú hơn với việc lắng nghe điều bạn nói và nhìn khẩu hình của bạn.
Bé sẽ phát ra những tiếng nguyên âm đơn trước như: ê, a, ơ… rồi tự nghe âm thanh do mình phát ra và luyện tập lưỡi lặp lại các âm thanh. Bạn hãy giúp bé bằng cách lặp lại lời của bé, đồng thời dành thời gian để bé ê, a trả lời lại bạn.

Tâm trạng và hành vi

Có 6 trạng thái khác nhau ở bé, có thể bạn đã biết:

  • Ngủ tĩnh: là khi mắt bé nhắm chặt và hầu như không có chuyển động. Đây là thời gian lý tưởng nhất để bạn tranh thủ chợp mắt một chút.
  • Ngủ động: là khi mắt bé nhắm nhưng vẫn đảo qua đảo lại. Bạn có thể thấy bé nhúc nhích, mỉm cười, nhíu mày và duỗi tay chân trong lúc ngủ.
  • Buồn ngủ: là khi mắt nhắm hờ, người không động đậy và vẻ mặt đờ đẫn.
  • Khóc: có lẽ trạng thái này không cần phải giải thích.
  • Thức động: là khoảng thời gian bé rên rỉ, làu bàu và quấy khóc, thường là trước khi ngủ
  • Thức tĩnh: là khoảng thời gian đẹp nhất trong ngày. Lúc đó bé cảm thấy thoải mái, mắt bé mở và lanh lợi. Bé quan sát tất cả những điều thú vị trong thế giới của bé.
admin - 30/06/2012
★★★★★★
Chia sẻ
Có thể bạn quan tâm: Chăm sóc trẻ sơ sinh

Bài viết liên quan

  • Những phản xạ bản năng ở trẻ sơ sinh
  • Viêm rốn ở trẻ sơ sinh
  • Trớ sữa ở trẻ sơ sinh
  • Chứng hăm ở trẻ sơ sinh
  • An toàn trong việc vệ sinh cho trẻ

Ý kiến của bạn Hủy

X

Vui lòng điền thông tin chính xác, để nhận được câu trả lời 1 cách nhanh nhất!

Sâm nhung tố nữ Tuệ Linh
Thông tin hữu ích
  • Thường xuyên nhức mỏi chân tay là bệnh gì?
  • Tiểu nhiều lần ở nữ giới
  • Mẹo làm xẹp mụn bọc hiệu quả
  • Thoái hóa đốt sống sổ là gì?
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Sản phẩm
  • Hệ thống phân phối
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ

Bản quyền © 2020 · Yduoclh.com

Thiết kế bởi caia.vn