Viêm mũi dị ứng là dạng viêm nhiễm khiến niêm mạc mũi tổn thương và gây ra các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt… Viêm mũi dị ứng thời tiết xảy ra do các tác nhân gây dị ứng có liên quan đến những biến động, thay đổi của thời tiết và các mùa trong năm như phấn hoa theo gió mùa bay vào không khí, nhiệt độ thay đổi, nóng hoặc lạnh đột ngột lúc giao mùa…
Dấu hiệu mắc viêm mũi dị ứng thời tiết
- Bệnh nhân mắc viêm mũi dị ứng thời tiết có biểu hiện hắt hơi thành từng tràng liên tục.
- Hắt hơi nhiều nhất vào buổi sáng khi ngủ dậy
- Bệnh nhân thường xuyên chảy nước mũi.
- Người bệnh mắc viêm mũi dị ứng thường xuyên khạc nhổ bởi dịch mũi chảy ra ngoài hoặc chảy xuống khổ họng khiến vướng mắc.
- Biểu hiện ngứa mắt, ngứa mũi
- Biểu hiện ngứa tai và đỏ mắt
- Bệnh nhân nghẹt mũi.
Đây là những biểu hiện của viêm mũi dị ứng, những biểu hiện này thường bị nhầm lẫn với những bệnh cảm cúm thông thường. Chính vì vậy khi có những biểu hiện trên, bạn nên cẩn thận tới viện khám và làm các xét nghiệm để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết
Sử dụng thuốc
Thuốc kháng histamine
Một số thuốc kháng histamine bao gồm:
- Fexofenadine (Allegra)
- Diphenhydramine (Benadryl)
- Desloratadine (Clarinex)
- Loratadine (Claritin)
- Levocetirizine (Xyzal)
- Etirizine (Zyrtec)
Bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bé đang sử dụng các loại thuốc khác để đảm bảo không có tương tác thuốc xảy ra.
Thuốc có chứa decongestant
Một số dạng thuốc có chứa decongestant là:
- Oxymetazoline (thuốc xịt mũi)
- Pseudoephedrine
- Phenylephrine
- Cetirizine with pseudoephedrine
Lưu ý:
Sử dụng những loại thuốc nyaf trong thời gian ngắn, không quá 3 ngày
Dùng trong thời gina dài dễ gây tác dụng phụ và khi ngừng dễ khiến triệu chứng trở lại nặng hơn
Xem thêm: Thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Vệ sinh mũi
Dùng nước muối sinh lý để rửa mũi thường xuyên, giúp vệ sinh đường thở và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh và loại bỏ dịch nhầy do viêm nhiễm ra khỏi mũi
Chữa viêm mũi dị ứng thời tiết đơn giản tại nhà
Dùng gừng tươi và mật ong
Bạn có thể dùng gừng tươi thái lát ngâm với mật ong
Sáng sớm hoặc tối bạn nhai một lát gừng tươi được ngâm với mật ong sẽ giúp giữ ấm cơ thể, cắt đứt cơn hắt hơi rất nhanh.
Dùng hoa ngũ sắc ( hoa cứt lợn)
- Lấy lá cây hoa cứt lợn giã nát.
- Dùng bông gòn thấm lấy phần nước cốt và nhét vào lỗ mũi 10-15 phút
- Tác dụng: khi ấy bạn sẽ cảm thấy dễ chịu bởi niêm mạc mũi bớt phù nề.
Dùng rượu tỏi
- Chuẩn bị 300g tỏi đen đã bóc vỏ
- Đem giã nát và ngâm với 1 lit rượu trắng
- Ngâm 10 ngày có thể uống được
- Đem uống hằng ngày
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15ml
Xem thêm: Bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng
Biện pháp phòng ngừa và điều trị
- Chú ý, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, những ngày mưa hay vào mùa đông
- Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường làm việc luôn sạch sẽ, thoáng mát
- Giữ vệ sinh phòng ngủ được thông thoáng, chăn ga gối đệm được sạch sẽ, tránh vi khuẩn, và bụi bặm dễ gây dị ứng
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng ít nhất ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên suc miệng và súc họng bằng nước muối sinh lý để ngăn chặn mầm bệnh trong khonag miệng lây lan lên mũi
- Trang bị khẩu trang kín khi ra đường tránh khói bụi và luồng không khí lạnh khiến niêm mạc mũi bị khô và kích ứng
- Uống nước ấm để giúp dịch nhầy trong mũi được loãng giúp mũi được thông thoáng hơn khi bị viêm mũi do dị ứng thời tiết
- Ăn uống thực phẩm đủ dinh dưỡng, chú trọng những thực phẩm viatminC giúp tăng cường đề kháng chống lại các vi khuẩn gây làm cho tình trạng viêm nhiễm ở mũi mau lành hơn.
Trên đây là cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết mà các bạn có thể tham khảo để phòng ngừa, điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tại nhà một cách đơn giản nhất. Rất mong các bạn có thêm thông tin để bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình mình.