Bệnh hội chứng ruột kích thích tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, công việc và sinh hoạt của bạn. Để hiểu hơn về bệnh hội chứng ruột kích thích cũng như những thông tin về bệnh giúp phát hiện bệnh dễ dàng hơn, có phương pháp giảm thiểu diễn biến tình trạng bệnh.
Bệnh hội chứng ruột bị kích thích là tình trạng rối loạn chức năng hệ tiêu hóa
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích IBS (Irritable bowel syndrome) hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt đó là các rối loạn chức năng của ruột già, tái đi tái lại nhiều lần mà người bệnh đi khám, làm các xét nghiệm nhưng đều không thấy bất kỳ một tổn thương thực thể nào về giải phẩu, tổ chức học cũng như sinh hóa ở ruột.
Biểu hiện thường gặp của bệnh hội chứng ruột kích thích
Các triệu chứng của bệnh hội chứng ruột kích thích thường lặp đi lặp lại trong 1 thời gian dài. Cụ thể là những biểu hiện thường gặp dưới đây:
Tiêu chảy (IBS-D): Tiêu chảy là biểu hiện rõ nhất của bệnh hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân có hiện tượng đau bụng và tiêu chảy, phân nhão, sống phân, đi ngoài nhiều lần trong ngày, có thể trên 3 lần 1 ngày xảy ra từng đợt. Có thể phân có nhầy như nước mũi nhưng không có máu.
Táo bón (IBS-C): Người bệnh có dấu hiệu đau bụng và táo bón, đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần. Phân rắn lổn nhổn giống phân dê, thường kèm theo nhầy bọc ngoài phân. Khi đi cầu, có cảm giác chưa thoải mái hoặc chưa đi hết phân sau khi đi đại tiện.
Tiêu chảy và táo bón luân phiên (IBS-M): Đi cầu táo hay lỏng từng đợt xen kẽ, tình trạng này sẽ không diễn ra trong suốt một ngày mà thường chỉ nặng vào buổi sáng thời gian cách nhau giữa các đợt rất thay đổi, có thể có sa trực tràng.
Đau bụng: Người bệnh đau bụng nhiều lần đau quặn chủ yếu ở vùng bụng dưới, có khi lan toàn bụng. Vị trí thường thấy nhất là ở vùng hạ vị hoặc hố chậu trái, cũng có thể đau bên phải hoặc thượng vị, đau có thể chạy dọc khung đại tràng.
Đầy bụng, chướng hơi: Hiện tượng chướng bụng nhiều thường xảy ra sau khi ăn no, khi đói hoặc khi ngủ dậy ít khi thấy hiện tượng này. Dấu hiệu này thường kèm theo sôi bụng, có khi ruột cuộn thành đoạn cứng và đau, day hoặc xoa một lúc thì mất đi
Tiêu chảy, táo bón, đi không hết phân, đi luân phiên khiến người bệnh mệt mỏi
Những đối tượng dễ mắc hội chứng ruột kích thích
- Bệnh hội chứng ruột kích thích rất nhiều người dễ mắc phải cứ 100 người thì có 10 đến 15 người bị hội chứng ruột kích thích.
- Theo nghiên cứu, nữ giới mắc bệnh chiếm tỉ lệ cao gấp 2 lần nam giới
- Bệnh hội chứng ruột kích thích bắt đầu khởi phát ở lứa tuổi vị thành viên trở lên không loại trừ khả năng đến khi già, bệnh mới xuất hiện triệu chứng
Biến chứng, ảnh hưởng của bệnh hội chứng ruột kích thích:
Bệnh hội chứng ruột kích thích có biểu hiện táo bón, tiêu chyar, đi không hết phân, những dấu hiệu này sẽ có thể là nguyên do của bệnh trĩ
Bệnh hội chứng ruột kích thích cần có một chế độ ăn kiêng khá sát sao mới mong bệnh hạn chế diễn biến trầm trọng chính vì vậy dễ làm cho người bệnh không có đủ chất dinh dưỡng dẫn tới suy nhược cơ thể.
Bệnh hội chứng ruột kích thích gây ra rất nhiều hạn chế và phiền toái cho người bệnh:
- Người bệnh cảm thấy không thoải mái khi đi xa nhà nên hạn chế rất nhiều kế hoạch, sinh hoạt
- Những dấu hiệu của bệnh hội chứng ruột kích thích khiến người bệnh chán nản, mệt mỏi có thể dẫn đến trầm cảm
Lời khuyên từ bác sĩ
Đối với bệnh nhân mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, rất ít khi chủ động tìm gặp bác sĩ dù bệnh gây khá nhiều phiền toái tới cuộc sống, bởi bệnh không xảy ra thường xuyên, chúng xuất hiện theo đợt. Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của những bệnh đường ruột nguy hiểm khác. Với hội chứng ruột kích thích là bệnh mãn tính và kéo dài khá lâu, bạn cần điều trị bệnh kiên trì bởi bệnh có thể tái đi tái lại nếu có điều kiện phát triển thuận lợi.
Xem thêm: Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và phòng ngừa