Ở Việt nam, theo thống kê bệnh tiêu hoá tại khoa khám bệnh bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cho thấy bệnh lý ống tiêu hoá chiếm tỷ lệ cao nhất, trong nhóm bệnh lý đại trực tràng và hậu môn, hội chứng ruột kích thích chiếm hơn 80%. Để nhận biết dấu hiệu hội chứng ruột kích thích, dưới đây là những chia sẻ đáng tin cậy các bạn có thể tham khảo.
Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích là những cơn đau ập đến không rõ nguyên nhân
Tìm hiểu về hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một chứng bệnh do rối loạn chức năng của ruột gây nên. Rối loạn ảnh hưởng đến ruột già, đại tràng chỉ ảnh hưởng đến chức năng của ruột nhưng không gây viêm loét ruột. Hội chứng ruột kích thích có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng không phải là dạng viêm ruột thật sự, bệnh làm thay đổi thói quen đại tiện, gây nên tình trạng trướng bụng, đầy hơi táo bón hoặc tiêu chảy.
Xem thêm: Hội chứng ruột kích thích là gì?
Dấu hiệu hội chứng ruột kích thích
Để biết chính xác bạn có mắc hội chứng ruột kích thích hay không, bạn phải làm xét nghiệm mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng cơ bản của hội chứng ruột kích thích mà bạn có thể dựa vào để đi khám ngay khi cần thiết.
Tiêu chảy
Theo nghiên cứu cho thấy, những đối tượng mắc hội chứng ruột kích thích kèm tiêu chảy trung bình 1 tuần tiêu chảy 12 lần gấp 2 lần số người lớn không mắc hội chứng ruột kích thích.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở người bị hội chứng ruột kích thích là việc vận chuyển thức ăn qua ruột diễn ra nhanh hơn có thể ngay lập tức thúc giục nhu động ruột. Điều này có thể gây căng thẳng nghiêm trọng và khiến bệnh nhân lo lắng về việc bị tiêu chảy đột ngột
Táo bón
Táo bón là dấu hiệu hội chứng ruột kích thích rõ nét nhất, chiếm 50% số người mắc bệnh gặp phải
Nguyên nhân của tình trạng táo bón chính là có sự thay đổi liên lạc giữa não và ruột có thể làm tăng hoặc chậm thời gian vận chuyển bình thường của phân. Khi thời gian vận chuyển chậm, ruột hấp thụ nhiều nước hơn từ phân, do đó khiến bạn khó đi tiêu.
Đau bụng, đau thắt nhói bụng
Đau bụng là dấu hiệu không thể bỏ qua khi bạn mắc hối chứng ruột kích thích. Khi các hormone, dây thần kinh và các tín hiệu do vi khuẩn tốt sống trong ruột của bạn phát ra khiến cho các cơ trong đường tiêu hóa bị căng và đau. Những cơn đau này thường xảy ra ở bụng dưới hoặc toàn bộ vùng bụng, ít có khả năng đau ở vùng bụng trên.
Táo bón và tiêu chảy diễn ra luân phiên
Đây là dấu hiệu hội chứng ruột kích thích thườn xuyên diễn ra, vừa tiêu chảy vừa táo bón ảnh hưởng đến khoảng 20% bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích. Các dấu hiệu này liên quan đến chứng đau bụng kinh niên, tái phát thường xuyên.
Dấu hiệu này khá nghiêm trọng và không phải trường hợp nào mắc hội chứng ruột kích thích cũng gặp phải do vậy người bệnh cần chú ý và điều trị sát sao hơn.
Táo bón, tiêu chảy diễn ra luân phiên
Đầy hơi
Một nghiên cứu gần đây cho thống kê 83 % bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích bị đầy hơi, đau bụng khó tiêu. Hội chứng ruột kích thích có thể dẫn đến sản xuất khí nhiều hơn trong ruột nên hiện tượng này diễn ra
Thay đổi nhu động ruột
Tình trạng phân di chuyển chậm trong ruột thường khiến phân bị khô cứng lại do ruột đã hấp thụ một phần nước, làm trầm trọng thêm các triệu chứng táo bón.
Nếu bạn đi tiêu ra máu, hoặc trong máu lẫn phân, bạn cần chú ý bởi đó có thể là dấu hiệu của một căn bệnh khác nguy hiểm hơn
Mệt mỏi và khó ngủ
Trong một nghiên cứu, có khoảng 160 người được chẩn đoán mắc họi chứng ruột kích thích cho rằng họ có khả năng chịu đựng áp lực thấp, cảm thấy yếu sức trong công việc chính vì vậy họ cảm thấy mệt mỏi và khó ngủ, thức thường xuyên và không tỉnh táo
Xem thêm: Nguyên nhân hội chứng ruột kích thích và phòng ngừa
Các giải pháp phòng ngừa hội chứng ruột kích thích
- Người mắc hội chứng ruột kích thích nên có chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh để phòng ngừa và giảm thiểu những triệu chứng, nguy cơ gây bệnh.
- Chọn lựa thực phẩm sạch, an toàn, không chứa hóa chất và chất bảo quản.
- Không ăn thực phẩm tươi sống (rau sống, nem chạo, tiết canh, gỏi cá…). Chia làm nhiều bữa nhỏ, không nên ăn quá no vào buổi tối.
- Tránh thức ăn có hàm lượng dầu mỡ quá cao như các món rán, xào, sốt.
- Không nên dùng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá, cà phê…
- Tránh làm việc quá sức, căng thẳng, lo âu, mất ngủ làm bệnh trầm trọng thêm.
- Luôn vui vẻ, thoải mái và sống lành mạnh, không nên quá lo lắng về bệnh của mình.
- Người bệnh cần thực hiện các phương pháp chống stress như tập thể dục, tập dưỡng sinh hoặc các hình thức tập luyện phù hợp với bản thân
- Cần theo dõi và khám sức khỏe định kì 6 tháng/ lần nhằm phát hiện ra bệnh sớm nhất có biện pháp điều trị kịp thời từ giai đoạn đầu, tránh để diễn biện nặng về sau.
Xem thêm: Bị hội chứng ruột kích thích nên ăn gì
Trên đây là những dấu hiệu đặc trưng và rõ ràng nhất của hội chứng ruột kích thích. Căn bệnh này là nỗi ám ảnh đối với nhiều người, gây phiền toái rất nhiều tới sức khỏe, công việc của người bệnh. Vì vậy bạn nên hiểu về bệnh, có biện pháp phòng và điều trị bệnh sớm, cần cẩn trọng và đi khám bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu trên.